^Back To Top

Việc sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện ở các hộ chăn nuôi là nguy cơ dẫn tới tính kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh ở vật nuôi. Các sản phẩm động vật dư lượng kháng sinh vượt quá giới hạn cho phép, thậm chí phát hiện dư lượng kháng sinh cấm sử dụng trong các sản phẩm động vật.

Qua các đợt điều tra, khảo sát về công tác sử dụng kháng sinh ở một số xã trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, thực hiện trong trong các đợt thực tập nghề năm học 2014 – 2015. Chúng tôi nhận thấy rằng, thực trạng sử dụng kháng sinh của các hộ chăn nuôi nhỏ ở một số địa phương chưa hợp lý, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của người chăn nuôi. Điều này dẫn đến việc sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện, bừa bãi. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong trong chăn nuôi sẽ gây ra những hậu quả khó lường, là nguyên nhân chính gây nên tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn trong chăn nuôi. Những chủng kháng thuốc kháng sinh từ động vật có thể là nguyên nhân lây truyền sang người và gây nên tình trạng kháng kháng sinh ở người ngày càng cao.

 anh2

  (Hoạt động điều tra, khảo sát  sử dụng kháng sinh ở  hộ chăn nuôi và các đại lý thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh)

Để hạn chế tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn và nâng cao hiệu quả của thuốc trong quá trình điều trị bệnh. Chúng tôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi khi sử dụng kháng sinh cần lưu ý một số yêu cầu sau:

anh

(Hoạt động điều tra, khảo sát  sử dụng kháng sinh ở  hộ chăn nuôi và các đại lý thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh)

 

1. Các hộ chăn nuôi nên chỉ sử dụng kháng sinh khi thấy thật sự đàn vật nuôi bị bệnh nhiễm khuẩn, không sử dụng kháng sinh cho các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ. Có nhiều ca nhiễm khuẩn nhẹ, cơ thể có thể tự chống đỡ mà không cần sử dụng kháng sinh. Một trong những sai lầm phổ biến tại các trại chăn nuôi không có kỹ thuật viên thú y là sử dụng kháng sinh ngay lập tức cho các lợn con tiêu chảy. Lưu ý rằng, có nhiều lợn con đi phân lỏng trong ngày thứ nhất nhưng hết triệu chứng này ở ngày thứ hai mà không cần sử dùng kháng sinh, bởi vì tiêu chảy này bản thân nó là một phản ứng của cơ thể nhằm tống các chất bất lợi ra khỏi đường ruột.

2. Những trường hợp tổn thương nhẹ trên da, niêm mạc cũng không nhất thiết phải sử dụng kháng sinh mà có thể chỉ dùng thuốc sát trùng tại chỗ. Việc sử dụng kháng sinh tràn lan mà bỏ quên sát trùng, khử trùng trong chăn nuôi không những không những không đem lại hiệu quả mà còn là một trong những nguyên nhân làm phát triển đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.

3. Nên ưu tiên dùng kháng sinh tác động tại chỗ hơn là toàn thân. Việc dùng kháng sinh toàn thân ưu tiên cho các ca nhiễm trùng nặng. Ví dụ, nên sử dụng kháng sinh qua đường tiêu hóa (ăn, uống) cho các ca tiêu chảy do vi khuẩn, nhất là các kháng sinh không hấp thu qua ruột mà chỉ tác động đến các vi khuẩn tại ruột (như nhóm kháng sinh aminoside, colistin).

4. Kháng sinh cần được sử dụng đúng liều và đủ liệu trình điều trị, đúng đường đưa thuốc cũng như khoảng cách giữa các lần đưa thuốc. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp dùng kháng sinh với liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất chưa hiệu quả là do hàm lượng hoạt chất thấp hơn ghi trong nhãn mác và có thể nguyên liệu kém chất lượng, quy trình sản xuất lạc hậu làm thất thoát các hoạt chất kháng sinh. Ngoài ra, có thể do lỗi ở người sử dụng không tuân thủ liệu trình, phối hợp thuốc chưa đúng, sau khi sử dụng kháng sinh 1 – 2 ngày, bệnh thuyên giảm thì tự ý ngừng thuốc, hậu quả là chỉ vài ngày sau bệnh lại tái phát.

Tác giả: Nguyễn Trung Uyên

Sinh viên tiêu biểu

 Copyright © 2024 Khoa Nông nghiệp - Môi trường  Rights Reserved.