^Back To Top

 Sau gần 3 năm ra trường, Nguyễn Đắc Thắng đã có những tâm sự chân tình về việc lựa chọn ngành học của mình.

 Bí thư đoàn xã Tùng Ảnh - Nguyễn Đắc Thắng đã lựa chọn và đăng ký nhập học ngành Khoa học Cây trồng tại trường, Khóa học 2016 - 2020. Thực tế trước đây, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học Thắng đã có một khóa học chuyên ngành Công nghệ Ô tô tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh. Trở về quê hương Tùng Ảnh, Bạn đã hoạt động tích cực trong công tác đoàn thanh niên với chức vụ Phó bí thư đoàn xã. Bằng cấp học trước đây không thể ứng dụng được vì đây là một xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Để có chuyên môn cũng như chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, Thắng bắt buộc phải có bằng cấp và kiến thức trong lĩnh vực nông nghiệp.

(Nguyễn Đắc Thắng - Bí thư đoàn xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, người đứng thứ nhất từ bên trái)

Thắng đã tâm sự về môi trường học tập tại trường Đại học Hà Tĩnh như sau, do trường đại học đóng trên địa bàn tỉnh nên việc đi lại rất thuận, ăn uống sinh hoạt hợp khẩu vị và chi phí phù hợp với thu nhập của gia đình nên Thắng không phải lo lắng quá về mặt kinh tế. Cán bộ giáo viên trong trường thân thiện hướng dẫn và giúp đỡ tận tình nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tập trung học tập và chất lượng học tập. Đặc biệt là các giảng viên giảng dạy một cách khoa học và ứng dụng kiến thức học phần  được vào thực tế sản xuất tại địa phương.

(Hình ảnh một số sinh viên ngành Khoa học cây trồng khóa 2016 - 2020 )

Sau Khi tốt nghiệp Thắng đã trở thành bí thư đoàn xã. Cựu sinh viên thấy kiến thức học được trong nhà trường đã hỗ trợ các đoàn viên cũng như các hộ trong xã phát triền mô hình nông nghiệp. Và đồng thời có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình.

Thắng cùng đoàn thanh niên xã Tùng Ảnh tích cực tham gia các hoạt động qua các hình ảnh sau

Ra trường gần 3 năm Thắng cảm thấy quyết định lựa chọn lần thứ hai về  ngành học tại trường đại học Đại học Hà Tĩnh thật sự đúng đắn. Và anh mong rằng các bạn trẻ trên mảnh đất quê hương Hà Tĩnh cũng cần cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn môi trường học tập để không không lãng phí tiền bạc đồng thời góp một phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, Khoa NN&MT

Thông tin về cựu sinh viên:

Nguyễn Đắc Thắng

Bí thư đoàn xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Số điện thoại: 0911083896

Phúc Trạch là một xã nằm ở sườn núi thuộc dãy núi Trường Sơn. Đây là nơi phát triển kinh tế hộ gia đình bằng cách phát triển các trang trại trồng cây ăn quả, lâm nghiêp.

Xã Phúc Trạch nằm giữa Rú Gối một ngọn núi cao nhất của dãy Trà Sơn và núi Doong Trỉa của dãy núi Giăng Màn thuộc hệ thống dãy núi Trường Sơn. Với địa hình như vậy nên xã không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, tuy nhiên vào mùa hè thường bị gió lào và khô hạn. Nhưng điều đặc biệt thiên nhiên ưu đãi là đất trồng phù hợp với nhiều loài cây ăn quả và lâm nghiệp.

Kinh tế vườn đồi xã Phúc Trạch được khởi sắc từ năm 2001, kể từ khi có dự án Làng thanh niên lập nghiệp thuộc tỉnh đoàn Hà Tĩnh, có 149 hộ thanh niên xung phong được giao từ 1ha đến 2ha. Bằng đầu óc sáng tạo, sức khỏe và ước mơ làm giàu của tuổi trẻ các hộ gia đình khai thác tiềm năng ưu đai của thiên nhiên về khí hậu, địa hình, đất đai, các loài cây ăn quả cũng như cây giống lâm nghiệp tại địa phương. Phát triển kinh tế vườn đồi theo nhu cầu xã hội tạo ra nguồn hàng hóa cung cấp ra thị trường có uy tín và thương hiệu như bưởi Phúc Trạch, cây gió trầm.

Ngoài ra nơi đây còn được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Tỉnh đến huyện đến xã của tỉnh đoàn Hà Tĩnh giám sát, khuyến khích phát triển. Đồng thời các hộ gia đình chủ động sáng tạo không ngừng tìm kiếm giải pháp và nhân rộng mô hình gắn sản xuất với tiêu thụ, phát triển kinh tế với tổ chức đoàn thể và an ninh biên giới vùng biên.

Với ý chí làm giàu trên mảnh đất quê hương nhiều hộ gia đình đã trăn trở và tìm mọi phương hướng để thoát nghèo và phát triển kinh tế. Cách đây gần 20 năm nhiều hộ thanh niên lập nghiệp chỉ có lều tranh tự dựng trên mảnh đất hoang sơ, xẻ đồi trồng cây ăn quả. Với diện tích 1ha đến 2ha cũng chưa tạo nên nguồn hàng hóa và thu hoạch không ăn thua. Điển hình như anh Hà Tiến Dũng, một hộ thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi đã bỏ công sức lặn lội đi nhiêu nơi như Đồng Nai, Đà lạt, Bến Tre... Vừa học trong sách vở, ngoài thực tế kết hợp với kinh nghiệm của người dân bản địa. Anh đã xây dựng thành công vườn giống bao gồm bưởi Phúc Trạch, cam chanh Khe Mây, cây lâm nghiệp ... hàng năm cho ra thị trường gần 100 nghìn cây giống các loại. Tạo công ăn việc làm cho hàng chục nhân công với mức lương bình quan 6 triệu đồng/tháng.

https://baodansinh.mediacdn.vn/Images/2018/09/29/ngocvuongpv/IMG_8142.JPG

Đ/c Hồ Xuân Hiếu- Tổng đội trưởng (trái) thăm vườn ươm giống của đội viên Hà Tiến Dũng (phải); (Nguồn lấy từ baodansinh.vn)

          Bưởi Phúc Trạch đã có thương hiệu trên thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng và cây lâm nghiệp phù hợp với vùng đất nơi đây là cây dó trầm. Nhiều hộ gia đình đã tăng diện tích trồng cam chanh, bưởi và cây dó trầm. Trung bình mỗi một ha cây ăn quả cho thu hoạch một năm từ 70 đến 75 triệu đồng. Trồng cây dó trầm cúng phát triển mạnh, điển hình như hộ anh Thái Văn Hướng (Thôn 5) có vườn dó trầm 6.000 cây đã 18 tuổi. Giá bình quân mỗi cây từ 5 triệu đến 6 triệu đồng.

https://baodansinh.mediacdn.vn/Images/2018/09/29/ngocvuongpv/IMG_8152.JPG

Anh Thái Văn Hướng chăm sóc vườn dó trầm; (Nguồn lấy từ baodansinh.vn)

            Phong trào phát triển kinh tế vườn đồi ngày càng được nhân rộng trong xã. Với sự thông minh, cần cù chịu khó và không ngừng học hỏi của người dân nơi đây thiên nhiên cũng như nguồn nhân công lao động được khai thác một cách tối ưu nhất. Hộ gia đình không những trồng cây còn chăn nuội thêm trâu, bò, lợn, gà với mục tiêu lấy ngắn nuôi dài. Nhiều hộ gia đình tham gia liên kết trồng cây cao su với công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh. Trồng và khai thác mủ cao su tạo công ăn việc làm toàn thời gian và bán thời gian, nhận đất trồng mới, bảo vệ chăm nuôi hàng chục ha rừng nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Xã Phúc Trạch ngày càng mọc lên nhiều ngôi nhà mới, khang trang hơn. Phúc Trạch ngày nay không chỉ cung cấp bưởi Phúc Trạch thơm ngon mà còn có cam cam chanh, các giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Phát triển kinh tế vườn đồi trở thành hướng đi đúng đắn nhất giúp người dân nơi đây thoát nghèo, ổn định và cuộc sống ngày càng tốt hơn./.

Việc chăm sóc để tạo nụ dày đặc cho mai vàng và nở hoa đúng Tết là việc làm rất khó, đòi hỏi người trồng phải am hiểu kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật trồng mai.

Khi Tết đến Xuân về, miền Bắc có hòa đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.

Hoa mai tượng trưng cho sự nhẫn nại, đức hy sinh cao cả và sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Những đóa mai vàng nở rộ trong dịp tết đến, xuân sang cho thấy niềm vui, niềm hạnh phúc, tình yêu thương và tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người với nhau.

Chính bởi ý nghĩa đó mà ngày Tết nhà nào cũng đặt cành mai, chậu mai vàng trong nhà mong muốn có một năm sung túc, may mắn và thịnh vượng. Tuy nhiên làm sao cho mai vàng có nụ dày đặc và nở rộ vào đụng dịp tết thì không phải người trồng mai vàng nào cũng làm được. Nó đòi hỏi phải có am hiểu sâu trong kỹ thuật trồng mai vàng.

Kỹ thuật trồng mai vàng tạo nụ dày đặc nở bung đón Tết. Ảnh minh họa

Cách lựa chọn giống và điều kiện chăm sóc mai vàng

Trước tiên muốn có được cây mai tạo nụ dày đặc phải đảm bảo sạch bệnh, cây mai đó được chọn lựa kỹ phải là một cây có tố chất khỏe mạnh cộng với một môi trường sống tốt và cách chăm sóc đúng cách.

Thời điểm tạo nụ cho hoa mai vàng

Thời điểm tạo nụ cho hoa mai vàng cần phải chuẩn bị từ đầu tháng 10 âm lịch. Trước hết cần chăm sóc cho cây khỏe mạnh để cây mới có sức sống ra hoa đúng thời điểm mong muốn.

Bón phân cho mai vàng để kích thích hoa nở nhanh

Việc tạo nụ dày đặc cho mai vàng không phải là dễ dàng đối với cả những người có nhiều kinh nghiệm trồng mai. Rất nhiều người chơi mai thừa công phu nhưng thiếu kinh nghiệm nên cây mai sinh trưởng mạnh mà mầm nụ vẫn ra ít.

Việc chăm bón không đúng thời điểm, không hợp lí cũng làm cho cây hấp thụ nhiều đạm hoặc bị ảnh hưởng điều phối của các chất kích thích sinh trưởng nên cây mai giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non. Hiện tượng này làm sai lệch dự tính của người chăm mai khi vào mùa cây kết nụ.

Để tạo nụ dày đặc cho mai vàng phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc và bón phân. Bởi có chăm sóc đúng cách, bón phân đúng liều lượng thì cây mới phát triển tốt và cho nhiều nụ. Cho nên, phải bón phân sớm ngay từ đầu năm. Lượng bón vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn giúp cây đẻ nhiều.

Để tạo nụ dày đặc cho mai vàng cần phải đảm bảo nhiều yếu tố từ chăm sóc, cắt tỉa, bón phân. Ảnh minh họa

Để mai vàng ra được nhiều nụ hay không cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên người trồng mai vàng phải căn đúng thời điểm để ngừng sử dụng các chất kích thích sinh trưởng từ tháng 5 âm lịch.

Đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn sinh trưởng mạnh chưa đóng nút, chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ. Cần pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì rồi phun ướt toàn bộ cây. Sau đó, dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ.

Xử lý mai vàng nở đúng dịp Tết

Việc xử lý để mai vàng ra hoa đúng Tết phải áp dụng đồng bộ từ bón phân, tưới nước, tuốt lá. Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao. Từ giữa tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ ngày 5 -10 tháng Chạp, khi thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 15-17 tháng Chạp.

Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng 10- 12 tháng Chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4 - 5 ngày.

Lưu ý, trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên mới tuốt lá, sau đó tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá. Nếu thời điểm Tết ông Táo, quan sát thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng Tết. Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên ngưng tưới rồi đem phơi ngoài nắng, nếu trới rét phải thắp bóng điện sưởi ấm vào ban đêm. Sau vài ngày tưới đẫm trở lại bằng nước ấm đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu 701 để kích thích mai nở sớm cho đúng dịp Tết.

Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nilon che gốc để tránh mưa.

Cây mai của nhà TS. Thái mỗi năm đều cho ra hoa đúng dịp tết

 

Tóm tắt

Từ nhiều kết quả nghiên cứu, khuyến nghị, bài viết này chỉ ra rằng: Năng lượng trao đổi (ME), protein thô (CP) và các axit amin (aa) có mối quan hệ mật thiết với nhau trong thức ăn chăn nuôi gà thịt. ME/CP (kcal/CP%) phải nằm trong khoảng nhất định (nhìn chung thấp nhất là khoảng 121 ở giai đoạn khởi động, cao nhất là khoảng 178 ở giai đoạn kết thúc). Trong khi đó, chất lượng CP phụ thuộc vào các aa thiết yếu, nhất là lysine, methionine + cystine, threonine. Vì thế, một số tác giả chỉ đề cập đến tỷ lệ aa thiết yếu/ME trong khẩu phần. Một số aa lại có sự tương tác với nhau như methionine và cystein, phenylalanine và tyrosine. Các giống gà, giai đoạn, điều kiện nuôi khác nhau thì có mức ME, CP và aa thiết yếu khác nhau.

Từ khóa: Năng lượng trao đổi, protein thô, axit amin.

The relationship between metabolism energy and crude protein and amino acids for broiler

Abstract

According to many research results, recommendations document, this paper shown that: Metabolizable energy (ME), crude protein (CP) and amino acids (aa) are closely related in feed broiler. ME/CP (kcal/CP%) must be within a certain range (generally the lowest is about 121 at starter, the highest is about 178 at finisher). Meanwhile, CP quality depends on essential aa, especially lysine, methionine + cystine, threonine. Therefore, some authors only mention the percentage of essential aa/ME in the diet. Some aa interact with each other example methionine and cysteine, phenylalanine and tyrosine. Different types of chickens, stages, and conditions are different ME, CP and aa in the diet.
Keywords: Energy metabolism,crude protein,amino acids.

1. Đặt vấn đề

Mức năng lượng trao đổi (kcal ME) và protein thô trong thức ăn (% CP) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi xây dựng khẩu phần cho gia cầm người ta luôn hết sức chú trọng. Tuy nhiên, chất lượng protein thô phụ thuộc vào số lượng và tỷ lệ các axit amin trong đó, đặc biệt số lượng và tỷ lệ các axit amin thiết yếu. Do đó, làm rõ các mối quan hệ này để phục vụ nghiên cứu, học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn chăn nuôi là hết sức quan trọng.

2. Nội dung

2.1. Mối quan hệ giữa năng lượng trao đổi và protein thô đối với gà thịt

Năng lượng và protein có mối tương quan nhất định. Khi thiếu năng lượng trao đổi, cơ thể sẽ phân giải protein để cung cấp năng lượng, do đó, hệ số chuyển hóa thức ăn cho đơn vị sản phẩm (FCR) tăng lên. Khi thừa năng lượng trao đổi, cơ thể sẽ tăng cường tích lũy mỡ (Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, 2002). Gia cầm nuôi thịt chỉ có thể tăng khối lượng ở mức cao khi tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) nằm trong khả năng tự điều chỉnh của chúng. Vì vậy, tỷ lệ ME/CP (kcal/CP%) trong thức ăn quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng lớn đến tăng khối lượng, sử dụng các chất dinh dưỡng của thức ăn và chất lượng sản phẩm (Jackson và cs., 1982 - dẫn từ Từ Quang Hiển và cs., 2013).

Khi mức năng lượng ăn vào cao, khoảng 85% năng lượng tích lũy trong mỡ và 15% năng lượng dự trữ trong protein. Khi mức năng lượng ăn vào thấp, một lượng mỡ cơ thể được huy động, trong khi protein được tích lũy (Boekholt và cs., 1994 - dẫn từ Nguyễn Đức Hưng, 2006). Gà sinh trưởng tốt với mức năng lượng 2.800 kcal/kg thức ăn (TĂ) và mức protein 23%, 22%, 18% ứng với giai đoạn khởi động, sinh trưởng và kết thúc. Khi tăng năng lượng trong khẩu phần sẽ làm tăng lượng mỡ. Khi tăng protein khẩu phần sẽ làm tăng tỷ lệ nước và protein trong thịt nhưng làm giảm lượng mỡ và năng lượng trong thịt (Baghel, Pradhan, 1989).

Tỷ lệ ME/CP tăng dần theo giai đoạn phát triển của gà. Ở giai đoạn đầu, tỷ lệ này thường thấp vì mật độ ME thấp và % CP lại cao so với giai đoạn sau; ngược lại, giai đoạn sau mật độ ME tăng lên nhưng % CP lại giảm trong khẩu phần so với giai đoạn trước. Nhìn chung, yêu cầu mật độ dinh dưỡng cho gà thịt ở giai đoạn trước vẫn cao hơn giai đoạn sau trong khẩu phần. Kamran và cs. (2008) khẳng định rằng, nuôi gà thịt khẩu phần có CP thấp với tỷ lệ ME/CP không đổi đã ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng. Từ Quang Hiển và cs. (2013) cho biết, các nước thường quy định tỷ lệ ME/CP (kcal/CP%) vào khoảng 130 - 150 cho gà thịt giai đoạn đầu và 160 - 170 vào giai đoạn sau (nuôi theo 2 giai đoạn). Còn NRC, 1994 (Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ) thì khuyến cáo, tỷ lệ ME/CP (kcal/CP%) trong thức ăn của gà thịt để tăng khối lượng trung bình giai đoạn khởi động là: 139 (ME: 3.200 kcal/kg TĂ; CP: 23%); giai đoạn sinh trưởng là: 160 (ME: 3.200 kcal/kg TĂ; CP: 20%); giai đoạn kết thúc là: 178 (ME: 3.200 kcal/kg TĂ; CP: 18%). Hãng Ross broiler, 2009 (dẫn từ Từ Quang Hiển và cs., 2013) khuyến cáo tỷ lệ ME/CP (kcal/CP%) trong thức ăn của gà thịt để tăng khối lượng cao giai đoạn khởi động là: 138 - 121 (ME: 3.025 kcal/kg TĂ; CP: 22 - 25%); giai đoạn sinh trưởng là: 149 - 136 (ME: 3.125 kcal/kg TĂ; CP: 21 - 23%); giai đoạn kết thúc là: 168 - 152 (ME: 3.200 kcal/kg TĂ; CP: 19 - 21%).

Thời gian gần đây, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu về ME và CP cho các đối tượng gà khác nhau: Mbajiorgu và cs. (2011) đã nghiên cứu trên gà Venda bản địa và thấy rằng, tỷ lệ ME/CP 62 MJ ME/kg protein (tương đương 148 kcal ME/1% CP) là tối ưu cho lượng ăn vào và sinh trưởng; ME/CP 63 MJ ME/kg protein (tương đương 150 kcal ME/1% CP) là tối ưu cho FCR giai đoạn 1 - 42 ngày tuổi; ME/CP 60 MJ ME/kg protein (tương đương 143,6 kcal ME/1% CP) là tối ưu cho sinh trưởng và FCR của gà trống giai đoạn 43 - 91 ngày tuổi; tuy nhiên, ME/CP: 62 MJ ME/kg CP (tương đương 148 kcal ME/1% CP) là tối ưu cho lượng ăn vào của gà trống giai đoạn 43 - 91 ngày tuổi. Kết quả khẳng định, ME/CP: 62 MJ ME/kg CP (tương đương 148 kcal ME/1% CP) là tối ưu cho lượng ăn vào mà không phân biệt lứa tuổi và tính  biệt của gà. Moosavi và cs. (2012) đã nghiên cứu trên gà Ross 308 và kết luận nuôi gà thịt ME thấp và CP thấp đã giảm sự tăng trưởng, nhưng chỉ tiêu thịt không bị ảnh hưởng. Haunshi  và cs. (2012) đã nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng năng lượng trao đổi và hàm lượng protein thô khác nhau trên gà Aseel giai đoạn 1 - 56 ngày tuổi. Nghiên cứu kết luận rằng, việc cung cấp ME 2.600 kcal/kg  và 16% CP sẽ là lý tưởng cho sự phát triển tối ưu của gà trong giai đoạn này. Tuy nhiên, để có được FCR tốt hơn, chế độ dinh dưỡng khẩu phần ME 2.800 kcal/kg và 16% CP sẽ là lý tưởng. Lqbal Z. và cs. (2014) đã nghiên cứu và kết luận rằng, tiêu thụ thức ăn của gà broiler giảm, trong khi đó FCR được cải thiện khi mật độ dinh dưỡng khẩu phần tăng lên. CP và ME có thể giảm tương ứng tới 19,3% và 2771 kcal/kg thức ăn, mà không làm giảm khả năng sản xuất của gà thịt (tăng khối lượng, chất lượng thịt).

2.2. Mối quan hệ giữa năng lượng trao đổi và axit amin đối với gà thịt

Đa số các nhà khoa học cho rằng, việc nghiên cứu tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi với các axit amin trong khẩu phần sẽ cho kết quả chính xác hơn so với tỷ lệ giữa năng lượng với % protein thô. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này đòi hỏi rất công phu và tốn kém nên rất khó thực hiện (Nguyễn Duy Hoan, 2010).

Giữa nhu cầu từng loại axit amin và hàm lượng protein thô tổng số trong khẩu phần có quan hệ qua lại. Nếu tỷ lệ các axit amin trong protein cân đối với nhu cầu vật nuôi thì protein bị oxy hóa để thành năng lượng sẽ thấp. Nếu hàm lượng protein thô cao nhưng không cân đối các axit amin, đặc biệt là axit amin thiết yếu thì nhu cầu từng loại axit amin cũng sẽ thay đổi. Do đó, nhu cầu axit amin được biểu thị theo năng lượng (ví dụ: g axit amin/MJ ME). Lysine là axit amin được sử dụng để xác định nhu cầu cho các axit amin thiết yếu còn lại dựa vào tỷ lệ của chúng trong protein lý tưởng (Lê Đức Ngoan, Dư Thanh Hằng, 2014).

Nếu axit amin thiết yếu trong khẩu phần thấp, gà sẽ giảm tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn thấp. Với các khẩu phần cùng lượng axit amin thiết yếu, gà sẽ có cùng lượng axit amin ăn vào mà không phải cùng lượng năng lượng (Skinner và cs., 1991 - dẫn từ Nguyễn Đức Hưng, 2006).

Heinrichs, 2009 (dẫn từ Nguyễn Duy Hoan, 2010) đã đề xuất tỷ lệ ME/lysine của gà 1 - 21 ngày tuổi là 2728, gà 22 - 42 ngày tuổi là 2900, 43 - 56 ngày tuổi là 3494. Còn Leeson, Summers (2008) khuyến cáo mức  lysine (g)/năng lượng trao đổi (Mcal) đối với gà broiler giống Hubbard là 2,47 g/Mcal; đối với gà broiler giống Cobb là 2,68 g/Mcal; đối với gà broiler giống Ross là 2,80 g/Mcal.

        2.3. Mối quan hệ giữa các axit amin với nhau và các axit amin với protein

            Giữa các axit amin có sự tương tác với nhau. Ở gà, nhu cầu lysine tăng khi khẩu phần thấp methionine, arginine và vitamin nhóm B. Sự tương tác gây ra do sự chuyển đổi một axit amin này thành một axit amin khác. Nếu khẩu phần thiếu cystine hoặc dạng cystein trao đổi của nó thì cystine sẽ được tổng hợp từ methionine. Do đó, nhu cầu methionine phục thuộc vào hàm lượng cysteine hoặc cystine trong khẩu phần và hai axit amin này luôn luôn đi chung với nhau. Vì vậy, thuật ngữ: "Nhu cầu methionine cộng cystine" được sử dụng. Tuy nhiên, methionine lại không được tổng hợp từ cystine, vì vậy methionine phải luôn luôn có mặt một phần để đáp ứng nhu cầu của con vật. Phenylalanine và tyrosine có quan hệ tương tự. Ở gà, glycine và serine có thể chuyển đổi cho nhau. Nếu protein được sử dụng cho sản sinh năng lượng thì nhu cầu axit amin cũng sẽ thay đổi. Axit amin được sử dụng nhiều nhất trong thiết lập nhu cầu dinh dưỡng là lysine. Trong thực tế, các axit amin trong khẩu phần luôn vượt ra ngoài tỷ lệ mong muốn, vì vậy sử dụng bị thiếu hụt so với nhu cầu. Axit amin bị thiếu hụt đó gọi là axit amin giới hạn. Lysine và methionine là hai axit amin giới hạn đầu tiên trong hầu hết các loại thức ăn cho vật nuôi Việt Nam (Lê Đức Ngoan, 2002).

            Do cysteine có thể được tổng hợp từ methionine nên cysteine (hoặc cystine) có thể đáp ứng được 50% nhu cầu tổng lượng axit amin chứa lưu huỳnh (methionine + cysteine). Bằng cách này, cysteine có thể làm giảm nhu cầu đối với methionine. Tương tự như đối với nhóm axit amin chứa lưu huỳnh, phenylalanine có thể đáp nhu cầu của tổng lượng phenylalanine và tyrosine (axit amin có nhân thơm) vì sự chuyển hóa phenylalanine có thể tạo thành tyrosine. Tyrosine có thể đáp ứng tối thiểu 50% tổng nhu cầu của hai loại axit amin này nhưng nó không phải là nguồn duy nhất và không thể thay thế cho phenylalanine vì nó không thể chuyển được thành phenylalanine (Hồ Trung Thông và cs., 2006).

            Mối quan hệ giữa axit amin và protein thể hiện chất lượng protein. Theo Lê Đức Ngoan, Dư Thanh Hằng (2014) thì protein lý tưởng là loại protein cân đối axit amin thiết yếu và không thiết yếu, do đó nó cung cấp đầy đủ và đúng tỷ lệ các axit amin thiết yếu mà vật nuôi yêu cầu.

            Khi sử dụng protein lý tưởng cho gà thịt, sẽ có 3 lợi ích, đó là: Tăng tốc độ tăng trưởng và giảm FCR; giảm protein tổng số của khẩu phần; giảm nitơ thải tiết, hạn chế ô nhiễm môi trường.

            Gà thịt ăn khẩu phần có tỷ lệ protein thô thấp (18% CP giai đoạn khởi động và 16% giai đoạn kết thúc) có bổ sung axit amin tốt hơn so với gà ăn khẩu phần có tỷ lệ protein thô 20% ở giai đoạn khởi động và 18% ở giai đoạn kết thúc nhưng không được bổ sung axit amin (Querubin và cs., 1989).

Kamran và cs. (2011) đã tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu tác động của việc giảm protein thô (CP) trong khẩu phần trên gà thịt Hubbard từ 1 - 35 ngày tuổi. Bốn khẩu phần ăn đã được xây dựng. Khẩu phần A (đối chứng) với 23, 22 và 20% CP ứng với giai đoạn khởi động, sinh trưởng và kết thúc. Khẩu phần B, C và D mức CP đã giảm xuống còn 22, 21 và 20% trong giai đoạn khởi động; 21, 20 và 19% trong giai đoạn sinh trưởng và 19, 18 và 17% trong giai đoạn kết thúc. Tất cả các khẩu phần sử dụng 2.925, 3.075 và 3.125 kcal/kg ME. Lysine tiêu hóa được duy trì ở mức 1,10, 1,02 và 0,90% cho giai đoạn khởi động, giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn kết thúc và axit amin giới hạn cũng được sử dụng theo khuyến cáo. Kết quả thấy rằng: Mức tăng khối lượng, lượng thức ăn ăn vào, FCR, tổng ME ăn vào và hiệu quả sử dụng ME tương tự nhau giữa các lô thí nghiệm. Tuy vậy, tổng lượng protein ăn vào giảm và hiệu quả sử dụng protein tăng với khẩu phần có mức CP thấp trong toàn bộ giai đoạn sinh trưởng. Đặc điểm chất lượng thịt giữa các lô thí nghiệm giống nhau. Các tác giả kết luận, mức CP có thể giảm mà không ảnh hưởng xấu đến khả năng sản xuất (tăng khối lượng, chất lượng thịt, FCR) của gà khi được bổ sung các axit amin giới hạn.

            Mức lysine trong khẩu phần vẫn luôn luôn được các nhà khoa học chú trọng. Christian Wecke và cs. (2016) đã tiến hành nghiên cứu theo phương  pháp cân bằng nitơ (N) để đánh giá lại yêu cầu lysine của một dòng gà trống thịt hiện đại (Ross 308), sử dụng tám khẩu phần có 6% - 34% CP. Đối với giai đoạn khởi đầu (10 - 20 ngày tuổi), lúc khối lượng gà 600 g, yêu cầu lysine từ 741 mg đến 823 mg mỗi ngày, tương ứng tỷ lệ trong thức ăn là 1,06% đến 1,18%. Giai đoạn sinh trưởng (25 - 35 ngày tuổi), khối lượng gà bình quân 1800 g, yêu cầu từ 1272 mg đến 1473 mg lysine mỗi ngày, tương ứng tỷ lệ lysine trong khẩu phần là 0,85% đến 0,94%.

            Ji-Hyuk Kim (2014) đã nghiên cứu để kiểm tra các giả định rằng, mất cân bằng hỗn hợp axit amin dẫn đến tăng sản xuất nhiệt (HP). Thí nghiệm được dựa trên khẩu phần với các mức protein thô (CP) khác nhau nhưng mức lysine cố định (axit amin giới hạn đầu tiên). Gà trống thịt 21 ngày tuổi (n = 50) được chia làm 5 nhóm, 5 lần lặp lại, 2 con/lô. Năm khẩu phần với mức CP lần lượt là 18, 21, 24, 27, 30% với một mức lysine không đổi (1,1%). Các mức CP không có tác động đối với lượng ăn vào. Tuy nhiên, mật độ CP đã có ảnh hưởng đáng kể đến lượng nước uống (P <0,01). Với lysine không đổi và CP khác nhau, đã tăng 75% lượng N ăn vào khi mật độ CP tăng. Điều này dẫn đến tăng 150% lượng N bài tiết, không có thay đổi sản xuất nhiệt. Giả sử sản xuất nhiệt đúng với kết quả xác định thực nghiệm, khẩu phần CP có xu hướng tăng không tương quan với lượng ăn vào axit amin giới hạn đầu tiên.

            Ng’ambi và cs. (2009) đã tiến hành thí nghiệm để xác định tỷ lệ lysine/CP đến khả năng sản xuất của gà trống broiler Ross 308. Trong mỗi lô thí nghiệm khẩu phần giống nhau về năng lượng và nitơ nhưng khác nhau về tỷ lệ lysine/CP. Chia thành giai đoạn là khởi động (1 - 21 ngày) và giai đoạn sinh trưởng (22 - 42 ngày). Tỷ lệ lysine/CP tối ưu cho tăng trưởng và FCR lần lượt là 0,066 và 0,077, trong giai đoạn khởi động. Lysine/CP tối ưu cho tốc độ sinh trưởng, FCR, thịt ngực và hàm lượng nitơ lần lượt là 0,073, 0,073, 0,069 và 0,079, trong giai đoạn sinh trưởng. Lysine/CP không ảnh hưởng lượng ăn vào và khả năng tiêu hóa. Kết quả chỉ ra rằng, tại mỗi giai đoạn, chế độ lysine/CP được tối ưu hóa cho cả tốc độ tăng trưởng và FCR. Tuy nhiên, tỷ lệ này tối ưu cho thịt ngực thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng và FCR. Những phát hiện này có ý nghĩa về xây dựng khẩu phần ăn cho gà thịt.

            Usama Aftab và cs. (2007) đã tiến hành nghiên cứu mức lysine chăn nuôi gà Hubbard trong điều kiện mùa Hè ở Pakistan, dinh dưỡng thấp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Giai đoạn 4 - 21 ngày tuổi, nhiệt độ trung bình dao động từ 28 - 40 oC, với mức ME 2.700 kcal/kg, protein thô 18,6%, thì mức lysine tổng số thích hợp là 0,97 - 0,98%; giai đoạn 21 - 40 ngày tuổi, nhiệt độ trung bình từ 23 - 26 oC, với mức ME 2.750 kcal/kg, protein 17,1% thì mức lysine tổng số thích hợp là 0,87%. Ước tính lysine tiêu hóa thích hợp giai đoạn 4 - 21 ngày tuổi là 0,84 - 0,85%; giai đoạn 21 - 40 ngày tuổi là 0,75%.

3. Kết luận

Mối quan hệ giữa ME, CP và aa đối với gà thịt được thể hiện cụ thể ở tỷ lệ ME/CP, sự có mặt của aa thiết yếu trong CP, aa/ME, sự tương tác giữa các aa với nhau, mức các aa thích hợp cho gà thịt trong khẩu phần, mà chủ yếu dựa vào các tỷ lệ lysine, methionine + cystine, threonine và tỷ lệ giữa chúng. Lysine còn được quan tâm nghiên cứu trong mối quan hệ với protein thô, như một vai trò trọng tâm để cân đối các axit amin.

Các mối quan hệ trên thay đổi khác nhau trong điều kiện chăn nuôi khác nhau, giống gà khác nhau, giai đoạn nuôi khác nhau. Nhìn chung, ME/CP (kcal/%) thấp nhất là khoảng 121 ở giai đoạn khởi động, cao nhất là khoảng 178 ở giai đoạn kết thúc. Mức lysine (g)/ME (Mcal) đối với gà broiler giống Hubbard, Cobb và Ross lần lượt được khuyến cao là 2,47, 2,68 và 2,80. Để giảm CP từ 23, 22, 20% xuống còn 20, 19 và 17% ở giai đoạn khởi động, sinh trưởng và kết thúc thì yêu cầu tỷ lệ lysine tiêu hóa trong khẩu phần là 1,10, 1,02 và 0,90% (đối với gà thịt Hubbard). Chăn nuôi trong điều kiện nhiệt độ cao, lysine trong khẩu phần phải cao hơn so với nhiệt độ thích hợp.

 Nếu chúng ta vận dụng tốt các kết quả nghiên cứu, khuyến cáo trên, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gà thịt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt:

Hồ Trung Thông, Lê Văn An, Nguyễn Thị Lộc, Đỗ Quý Hai, Cao Đăng Nguyên (2006), Giáo trình Hóa Sinh động vật, Nxb. Nông Nghiệp.

Lê Đức Ngoan (2002), Giáo trình dinh dưỡng gia súc, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Lê Đức Ngoan, Dư Thanh Hằng (2014), Giáo trình dinh dưỡng vật nuôi, Nxb. Đại học Huế.

Nguyễn Duy Hoan (2010), Dinh dưỡng protein gia cầm, Nxb. Đại học Thái Nguyên.

Nguyễn Đức Hưng (2006), Giáo trình Chăn nuôi gia cầm, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng, Phan Đình Thắm, Trần Thanh Vân, Từ Trung Kiên (2013), Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi - Tài liệu dùng cho đào tạo Tiến sĩ, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (2002), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng động vật - hệ cao học, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu Tiếng Anh:

Baghel R. D., Bradhan K. S. (1989), "Influence of energy, proteine and limiting amino acid levels on live weight, meats yield and processing losses in broiler during cold season", Indian J. Nutr., Vol. 6, No. 3, pp. 255 - 258.

Christian Wecke, Anja Pastor, Frank Liebert (2016), "Validation of the lysine requirement as reference amino acid for ideal in-feed amino acid ratios in modern fast growing meat - type chickens", Open Journal of Animal Sciences, Vol. 6, pp.185 - 194.

Haunshi S., Panda A. K., Rajkumar U., Padhi M. K., Niranjan M., Chatterjee R. N., (2012), "Effect of feeding different levels of energy and protein on performance of Aseel breed of chicken during juvenile phase", US National Library of Medicine National Institutes of Health, Trop. Anim. Health Prod., Vol. 44, pp. 1653 - 1658.

Ji Hyuk Kim (2014), "Effect of protein: Lysine ratio on energy and nitrogen metabolism in broiler chickens", International Journal of Poultry Science, Vol. 13, No. 7, pp. 421- 428.

Kamran Z., Sarwar M., Nisa M., Nadeem M. A., Mahmood S., Babar M. E., Ahmed S. (2008), "Effect of low-protein diets having constant energy-to-protein ratio on performance and carcass characteristics of broiler chickens from one to thirty-five days of age", US National Library of Medicine National Institutes of Health, Poult. Sci., 2008 Mar, pp. 468 - 474.

Kamran Z., Nisa M. U., Nadeem M. A., Sarwar M., Amjid S. S., Pasha R. H. and Nazir S. (2011), "Effect of low crude protein diets with constant metabolizable energy on performance of broiler chickens from one to thirty-five days of age", Indian Journal of Animal Sciences, Vol. 81, No. 11, pp. 1165 - 1172

Leeson S., Summers J. D. (2008), “Feeding programs for broiler breeders”, Commercial Poultry NutritionNottingham, England 2008, pp. 302.

Lqbal Z., Mughal A., Kamran Z., Ali A., Ahsan U. (2014), "Effect of constant ME:CP at different levels of CP and ME on growth performance and meat characteristics of broilers from 1-28 days", Archiva Zootechnica, Vol. 17, No. 2, pp. 43 - 53.

Mbajiorgu C. A., Ng'ambi J. W., Norris D. (2011), "Effect of varying dietary energy to protein ration level on growth and productivity of indigenous Venda chickens", Asian Journal of Animal and Veterinary Advances, Vol. 6, No. 4, pp. 344 - 352.

Moosavi M., Chaji boujarpour M., Rahimnahal S., Kazemi A. R. (2012), "Effect of different levels of energy and protein with constant ratio on performance and carcass characteristics in broiler chickens", International Research Journal of Applied and Basic Sciences, Vol. 3, No. 12, pp. 2485 - 2488.

Ng’ambi J. W., Maoba S. M., Norris D., Malatje M. S., Mbajiorgu C. A. (2009), "Effect of dietary lysine to crude protein ratio on performance of male Ross 308 broiler chickens", Tropical Animal Health and Production, Vol. 41, pp. 11 - 16

NRC - National Reseach Council (1994), Nutrition requerements of poultry, 9th revised adition, National Academy press, Washington D.C.

Querubin L. J., Alcantara P. F., Pagaspas V. O., Arellano L. Z. (1989), “Amino acid supplementation of  low protein and high copra meal diets of starter and finisher broiler diet”, Amimal Husbrandy and Agricultural journal (Philippines), Vol. 22, No. 11, pp. 28 - 44.

Usama Aftab, Muhammad Ashraf, Abdul Samad Mumtaz and Zhirong Jiang (2007), "Lysine requirement of broiler chickens fed low -density diets under tropical conditions",  Association of Production Societies, The Asian - Australasian, Asian-Aust. J. Anim. Sci., Vol. 20, No. 6, pp. 939 - 943.

 

 

 

Kỹ thuật chăm sóc cho cây đào nở hoa đúng dịp tết

Tác giả: TS. Lâm Xuân Thái - Khoa Nông nghiệp

Khi Tết đến Xuân về, từ lâu hoa đào được xem là biểu tượng hưng thịnh của mùa Xuân.

Hoa đào tượng trưng cho vẻ đẹp của mùa xuân, phẩm chất cao quý và sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Những đóa hoa đào nở rộ trong dịp tết đến, xuân sang cho thấy niềm vui, niềm hạnh phúc, tình yêu thương và tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người với nhau.

Thế nhưng việc chăm sóc cây đào nở hoa vào đúng dịp Tết, không phải ai cũng làm được, nó không chỉ tác động vào giai đoạn cuối mà cần phải tác động trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.

Ngoài những biện pháp chăm sóc như tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa tạo tán... để cho cây đào ra hoa đúng dịp Tết, chúng ta cần phải có thêm các biện pháp kỹ thuật như: khoanh vỏ hoặc đảo cây, tuốt lá… 

Vào tháng 10 -11 (tuỳ từng năm nhuận hay năm thường, phụ thuộc vào cây sinh trưởng tốt hay xấu để áp dụng) chúng ta có thể tiến hành các biện pháp sau:

1. Dừng bón phân, tưới nước cho đào

- Từ tháng 10 trở đi dừng bón phân, hạn chế tối đa tưới nước. Tùy điều kiện trời mưa rét hay nắng ấm, tiến hành phun nước ấm (hoặc nước lạnh) để kích thích đào nở sớm (hay hãm cho đào nở đúng dịp).

2. Đảo cây đào

- Thời gian đảo cây: Giống Đào Bích đảo cây khoảng 1/8 (âm lịch), đào Phai 20/7, đào Thất Thốn 1/7

- Cách đảo cây: Đào 1 bầu cách gốc 20- 25 cm, sâu 20 - 25 cm (tùy theo kích cỡ của cây), tránh làm vỡ bầu. Chọn ngày trời nắng để đảo vào buổi sáng. Khi đảo cây có thể bứng cây vào chậu luôn hoặc chuyển cây sang hố khác, lấp đất chặt gốc.

3. Tuốt lá đào

- Giữa tháng 11 âm lịch, tuốt hết lá bằng tay hoặc phun thuốc hoá học ướt đều tán sau 7-10 ngày lá rụng hết. Tác dụng của việc tuốt lá là để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn 2- 5 ngày, ngược lại thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn.

- Khi tuốt lá xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, phun phân ure pha nồng độ 1% lên thân lá hoặc tưới để hãm cho đào không ra hoa sớm. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701để  kích thích đào ra nụ, ra hoa, hoa to, cánh dày, màu đẹp.

- Đào thuộc loại cây rụng lá hàng năm về mùa đông. Sau khi lá rụng, nụ hoa phát triển và lớn nhanh. Nếu để tự nhiên thì đào rụng lá vào cuối tháng chạp và hoa nở vào cuối tháng giêng hoặc tháng hai năm tới. Cho nên muốn có hoa đẹp trong dịp Tết, đi đôi với việc hãm cây nói trên, phải tuốt lá trước một thời gian, dài hay ngắn tùy giống, tùy cây khỏe hay yếu, cây trẻ hay già.

- Thường tuốt lá đào bích từ 5 - 20/11 âm lịch, đào bạch từ 01- 15/10 âm lịch tùy vào thời tiết từng năm. Những cây già, yếu thời gian tuốt lá chậm hơn so với những cây to khỏe. Cần phải bảo vệ mắt hoa ở cuối nách lá. Nên bứt từng lá, không được một tay tuốt lá thẳng từ đọt xuống, sẽ làm tổn thương đến mầm hoa.

4. Khoanh vỏ cây đào

Khoanh vỏ là biện pháp hãm cây nhằm hạn chế sự sinh trưởng, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.

- Thời gian khoanh vỏ: Các giống khác nhau sẽ có thời điểm khoanh vỏ khác nhau: Đào Bích là khoảng 15/8 (âm lịch), đào Phai là 5/8, đào Thất Thốn là 1/7. Hãm trước những cây khỏe, có toàn bộ lá xanh tốt. Hãm sau những cây yếu, một phần lá đã chuyển sang màu vàng. Không hãm những cây già.

 - Cách khoanh vỏ: Chọn vị trí thân cây cách gốc 20 - 40 cm, dùng dao sắc khoanh 1 vòng tròn 360o sâu tới phần gỗ của cây, day đi day lại 2 - 3 lần để tạo ra vết khoanh rõ rệt. Cần khoanh vỏ vào buổi sáng ngày không mưa. Động tác khoanh vỏ chỉ thành công khi sau 1 ngày thấy nhựa cây đùn ra vết khoanh, và sau 2 - 3 đến một tuần, lá đào hơi chuyển màu từ xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rũ xuống là được. Nếu lá vẫn chưa chuyển là chưa được, cần phải hãm lại bằng cách khứa thêm một vòng khác ở trên vết cũ. Nếu vẫn chưa được lại phải hãm lần thứ 3.

5. Thắp điện sưởi ấm cho cây đào

- Nếu rét đậm kéo đài (nhiệt độ < 10oC) quá 7 ngày thì hầu hết nụ đài bích sẽ bị toe nên ta phải sưởi ấm bằng cách bọc cây đào bằng túi nylon, phun nước ấm 40 -500C vào quanh gốc bổ sung 5 - 6 lần/ngày, thắp bóng điện vào ban đêm và phun phân bón lá Đầu Trâu 701 kích thích cho đào ra hoa đúng tết.

 

Bọc túi nylon và thắp điện sưởi ấm cho cây đào

6. Thúc và hãm thời gian ra hoa cho đào

- Mặc dầu đã thực hiện những biện pháp chăm sóc và điều khiển như trên, nhưng thời gian ra hoa có năm vẫn không đúng Tết. Vì nếu gặp rét, hoa sẽ ra chậm. Ngược lại, gặp thời tiết ấm hoa sẽ ra sớm hơn. Do đó vấn đề thúc và hãm phải thực hiện trong những trường hợp cần thiết.

+ Thúc: Đầu tháng 12 âm lịch, nếu thấy các nụ hoa chưa nhú một cách rõ ràng, báo hiệu hoa sẽ nở chậm, cần phải thúc bằng cách: Tưới phân đạm Sunfat nitrat hay ure. Bới xung quanh gốc sâu độ 5cm, tưới phân vi sinh, nước tiểu, tưới nước nóng 35 - 40oC.

+ Hãm: Vào cuối tháng 11 âm lịch nếu thấy nụ hoa nhú to, hoa sẽ nở sớm, cần áp dụng các biện pháp hãm là che ánh nắng, tạo bóng tối cho cây cả ngày trong thời gian 10 -15 ngày. Thường xuyên theo dõi thời tiết và sinh trưởng của cây. Làm giàn che bằng lưới đen, kết hợp với pha phân ure nồng độ 1% vào nước lạnh phun lên thân lá hoặc tưới vào gốc.

Dùng dao khứa quanh thân một vòng đứt vỏ như đã nói ở trên. Bới đất, chặt bớt rễ từ 10 - 20% rễ, cần xén rải rác đều xung quanh gốc; không tưới nước, xới xáo. Thúc, hãm chỉ làm trong trường hợp thật cần thiết, vì cả hai trường hợp đều ảnh hưởng đến phẩm chất của hoa.

 

 

Cây đào cổ của nhà TS. Thái mỗi năm đều cho ra hoa đúng dịp tết

 Copyright © 2024 Khoa Nông nghiệp - Môi trường  Rights Reserved.