^Back To Top
Không biết từ bao giờ nữa, cứ theo năm tháng, có một vùng đất nằm dọc theo triền núi Hồng Lĩnh đã hình nghề mới đó là “trồng đào”. Cung cấp ra thị trường hàng nghìn cây, cành đào ra hàng năm, với màu sắc hoa, dáng thế cây được nhiều người ưa chuộng và biết đến.
Cắt tỉa đào ở Xuân Lĩnh
Xuân Lĩnh, dân số 3.300 người, tổng số hộ 820, diện tích đất rộng, đất phù hợp với cây đào sinh trưởng phát triển, màu hoa tươi, đẹp và khác biệt so với vùng trồng đào khác. Theo ông Đặng Duy Hiền chủ tịch Hội nông dân cho biết, hiện nay số hộ trồng đào trong xã chiếm 35 - 40 %, thậm chí thôn 3 và thôn 4 có tỷ lệ hộ trồng đào lên tới 60 – 65%, một số hộ trồng nhiều như hộ Nguyễn Quang Trung trồng 200 - 300 gốc, hộ Nguyễn Trọng Thân 150 – 200 gốc, cho thu nhập khoảng 40 – 70 triệu đồng/năm
Một số cây đào 3 - 4 năm tuổi ở Xuân Lĩnh
Theo ông Nguyễn Trọng Thân ở thôn 2 người trồng đào nhiều năm cho biết, đào ở Xuân Lĩnh có hoa đặc trưng màu đỏ hồng, tươi thắm hơn so với nhiều vùng trồng đào khác ở trong tỉnh là vì đất ở đây là đất đồi núi, màu đỏ, nhiều yếu tố vi lượng, thời tiết phù hợp. Dáng thế của cây đa dạng, mang vẽ tự nhiên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, do kỹ thuật chăm sóc, điều khiển sự ra hoa chưa có nhiều kinh nghiệm nên đào ra hoa tự nhiên, chưa tập trung, có năm thì ra hoa sớm, năm lại ra muộn đã ảnh hưởng đến giá trị khi bán ngày tết.
Xuân Lĩnh nằm gần 2 trung tâm kinh tế - xã hội là Thành Phố Vinh và Thị xã Hồng lĩnh, có quốc lộ 1A ngang qua xã, đây là một lợi thế trong việc tiêu thụ cây đào vào dịp tết và các loại hoa cây cảnh khác. Là xã có nghề trồng đào còn non trẻ, cùng với đam mê, nhiệt huyết, cần cù, ham học hỏi của người dân địa phương, cùng quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền xã đang hướng tới trở thành xã phát triển nghề trồng hoa cây cảnh với nhiều loại hoa cây cảnh khác như hoa cúc, lily, hồng…tạo ra nhiều công ăn việc làm có thu nhập cao, để xứng đáng là xã đã về đích Nông thôn mới.