^Back To Top

Chỉ mục bài viết

 

 St:Sưu tầm
Nguồn: Sở Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh
 Hiện nay lúa Xuân 2016 giai đoạn sinh trưởng ngậm sữa – chắc xanh, bệnh bạc lá phát sinh gây hại tỷ lệ bệnh trung bình 7-10%, nơi cao 20-30%, diện tích nhiễm 20ha, nhiễm nặng 2ha, tập trung chủ yếu tại huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ...Thời gian tới bệnh có khả năng phát sinh lây lan ra diện rộng nếu không được phòng trừ kịp thời và hiệu quả. Để hạn chế sự phát sinh gây hại của bệnh bạc lá trên cây lúa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn biện pháp quản lý bệnh bạc lá như sau:

1. Triệu chứng

Bệnh phát sinh chủ yếu trên phiến lá, vết bệnh đầu tiên xuất hiện ở rìa lá như thấm nước và lan dần vào trong, tạo thành các vết dài màu xanh tái, sau chuyển thành màu trắng xám và phát triển lên chóp lá. Giữa phần lá bệnh và không bệnh nổi lên một đường gợn sóng. Bệnh nặng lan rộng ra khắp phiến lá, xuống tới tận gốc của bẹ lá, làm giảm khả năng quang hợp của lá, lúc lúa trổ sẽ thụ phấn kém, hạt bị lép nhiều, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm.

anh suu tam

2. Nguyên nhân gây bệnh, điều kiện để phát sinh, phát triển và gây bệnh

- Bệnh bạc lá vi khuẩn do vi khuẩn  Xanthomonas campestris pv oryzae gây ra.

- Vi khuẩn xâm nhập vào cây lúa chủ yếu qua những lỗ hở tự nhiên như khí khổng hoặc các vết thương xây xát. Nguồn vi khuẩn tồn tại trong hạt giống, tàn dư cây bệnh vùi lấp trong đất, cỏ dại.

- Sự phát sinh phát triển của vi khuẩn phụ thuộc chặt chẽ vào thời tiết, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, chế độ canh tác và giống lúa. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn xâm nhiễm từ 24 - 32 độ C, ẩm độ cao trong những đợt mưa gió nhiều vào lúc cây lúa từ giai đoạn làm đòng trở đi là giai đoạn mẫn cảm với bệnh.

- Sự phát triển và tác hại của bệnh phụ thuộc vào giống lúa và đặc biệt phụ thuộc vào các điều kiện canh tác như chế độ bón phân, tưới nước, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

- Ở những vùng đất trũng, úng ngập nước hoặc mực nước sâu, đất màu mỡ, nhiều chất hữu cơ bệnh thường phát sinh mạnh hơn.

- Bón phân không cân đối, bón thừa đạm tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh pháp sinh gây hại.

 

3. Biện pháp phòng trừ

- Chọn giống sạch bệnh, xử lý hạt giống trước khi trồng.

- Thực hiện chăm sóc lúa theo đúng quy trình kỹ thuật, bón phân cân đối, bón đúng thời điểm, bón theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là sau những đợt mưa giông, bão. Khi thấy bệnh xuất hiện, dừng ngay viêc bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, các loại phân bón lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng.

- Khi bệnh đã phát sinh trên đồng ruộng thì việc phun thuốc hoá học thường không có hiệu quả. Tuy nhiên, có thể sử dụng một số loại thuốc để phun phòng bệnh như:  Starner 20WP, Xanthomix 20WP, Aliette 800WG…...

Lưu y: Phun thuốc BVTV phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng./.

 

Phòng BVTV – Chi cục Trồng trọt & BVTV

 
 

 

 Copyright © 2024 Khoa Nông nghiệp - Môi trường  Rights Reserved.