^Back To Top
Đối với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức được học trên giảng đường thì sinh viên cần phải đươc trau dồi kỹ năng thực hành để áp dụng vào thực tế công việc, giúp sinh viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu. Đây là điều kiện cần nhưng lại đang rất thiếu đối với sinh viên hiện nay.
Nắm được tầm quan trong này, sinh viên năm hai của ngành Chăn nuôi thú y trong chương trinh đào tạo luôn có ba tuần được trải nghiệm ở các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh.
Kế hoạch thực tập được tổ bộ môn chăn nuôi thú y xây dựng bao gồm các nội dung chuyên ngành mà các em đã được học trong chương trình như: Chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh nội khoa và bệnh truyền nhiễm gia súc; Quy trình chăn nuôi, chuồng trại, thức ăn, giống gia súc, gia cầm; Thời gian thực tập từ 30/10/2017 đến 19/11/2017.
Sau thời gian liên hệ và làm việc trực tiếp với các địa điểm thực tập, tổ bộ môn và lãnh đạo khoa đã thống nhất chia sáu nhóm thực tập về tại các cơ sở: Trại chăn nuôi lợn nái Phú Lộc có 3 sinh viên, trại chăn nuôi lợn Thạch Tiến có 4 sinh viên, trại chăn nuôi lợn Ngọc Sơn có 2 sinh viên, Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Hương Sơn có 5 sinh viên, xã Thuần Thiện có 6 sinh viên.
Sinh viên Nguyễn Văn Đức – Thực tập tại trại chăn nuôi lợn Thạch Tiến
Trong thời gian thực tập, các em sinh viên đã được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ và nhân viên ở nơi thực tập, giúp các em hòa nhập và làm quen với công việc dễ dàng. Chính vì vậy các em đã tích cực và chủ động thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn vào thưc tế sản xuất, đặc biệt các cán bộ và nhân viên ở các trang trại và doanh nghiệp rất hài lòng và đánh giá cao. Với những kết quả mà các em thu nhận được, đây là một bước đệm rất quan trọng giúp các em có nhiều cơ hội để có việc làm tốt tại các cơ quan, doanh nghiệp sau khi các em tốt nghiệp ra trường./.