^Back To Top

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Tình hình chăn nuôi bò tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu theo phương thức nhỏ lẻ và hình thức chăn nuôi còn mang tích chất tự phát, việc phối giống chủ yếu bằng hình thức cho giao phối tự nhiên, gây ra nhiều rủi ro trong việc lây truyền các bệnh, khó kiểm soát được chất…
81

TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ

Sáng ngày 19/2/2024 tức là ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn, khoa Nông nghiệp và Môi…
145

KIỂM ĐIỂM, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐẢNG TẠI CHI BỘ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2023

Kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chi bộ, Đảng viên là đợt sinh hoạt thường niên và hết sức…
Default Image
304

PHÁT HUY VAI TRÒ CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1. Đặt vấn đề Kế thừa và phát triển tư tưởng trọng dân, dựa vào sức dân trong lịch sử…
271

HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG KHOA NÔNG NGHIỆP & MÔI TRƯỜNG NĂM HỌC 2023 – 2024

Thực hiện Công văn hướng dẫn tổ chức hội nghị viên chức năm học 2023-2024. Sáng ngày…
286

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2023 - 2024

Đầu năm học mới Ban chủ nhiệm khoa tiến hành họp nhằm đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa…

Phúc Trạch là một xã nằm ở sườn núi thuộc dãy núi Trường Sơn. Đây là nơi phát triển kinh tế hộ gia đình bằng cách phát triển các trang trại trồng cây ăn quả, lâm nghiêp.

Xã Phúc Trạch nằm giữa Rú Gối một ngọn núi cao nhất của dãy Trà Sơn và núi Doong Trỉa của dãy núi Giăng Màn thuộc hệ thống dãy núi Trường Sơn. Với địa hình như vậy nên xã không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, tuy nhiên vào mùa hè thường bị gió lào và khô hạn. Nhưng điều đặc biệt thiên nhiên ưu đãi là đất trồng phù hợp với nhiều loài cây ăn quả và lâm nghiệp.

Kinh tế vườn đồi xã Phúc Trạch được khởi sắc từ năm 2001, kể từ khi có dự án Làng thanh niên lập nghiệp thuộc tỉnh đoàn Hà Tĩnh, có 149 hộ thanh niên xung phong được giao từ 1ha đến 2ha. Bằng đầu óc sáng tạo, sức khỏe và ước mơ làm giàu của tuổi trẻ các hộ gia đình khai thác tiềm năng ưu đai của thiên nhiên về khí hậu, địa hình, đất đai, các loài cây ăn quả cũng như cây giống lâm nghiệp tại địa phương. Phát triển kinh tế vườn đồi theo nhu cầu xã hội tạo ra nguồn hàng hóa cung cấp ra thị trường có uy tín và thương hiệu như bưởi Phúc Trạch, cây gió trầm.

Ngoài ra nơi đây còn được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Tỉnh đến huyện đến xã của tỉnh đoàn Hà Tĩnh giám sát, khuyến khích phát triển. Đồng thời các hộ gia đình chủ động sáng tạo không ngừng tìm kiếm giải pháp và nhân rộng mô hình gắn sản xuất với tiêu thụ, phát triển kinh tế với tổ chức đoàn thể và an ninh biên giới vùng biên.

Với ý chí làm giàu trên mảnh đất quê hương nhiều hộ gia đình đã trăn trở và tìm mọi phương hướng để thoát nghèo và phát triển kinh tế. Cách đây gần 20 năm nhiều hộ thanh niên lập nghiệp chỉ có lều tranh tự dựng trên mảnh đất hoang sơ, xẻ đồi trồng cây ăn quả. Với diện tích 1ha đến 2ha cũng chưa tạo nên nguồn hàng hóa và thu hoạch không ăn thua. Điển hình như anh Hà Tiến Dũng, một hộ thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi đã bỏ công sức lặn lội đi nhiêu nơi như Đồng Nai, Đà lạt, Bến Tre... Vừa học trong sách vở, ngoài thực tế kết hợp với kinh nghiệm của người dân bản địa. Anh đã xây dựng thành công vườn giống bao gồm bưởi Phúc Trạch, cam chanh Khe Mây, cây lâm nghiệp ... hàng năm cho ra thị trường gần 100 nghìn cây giống các loại. Tạo công ăn việc làm cho hàng chục nhân công với mức lương bình quan 6 triệu đồng/tháng.

https://baodansinh.mediacdn.vn/Images/2018/09/29/ngocvuongpv/IMG_8142.JPG

Đ/c Hồ Xuân Hiếu- Tổng đội trưởng (trái) thăm vườn ươm giống của đội viên Hà Tiến Dũng (phải); (Nguồn lấy từ baodansinh.vn)

          Bưởi Phúc Trạch đã có thương hiệu trên thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng và cây lâm nghiệp phù hợp với vùng đất nơi đây là cây dó trầm. Nhiều hộ gia đình đã tăng diện tích trồng cam chanh, bưởi và cây dó trầm. Trung bình mỗi một ha cây ăn quả cho thu hoạch một năm từ 70 đến 75 triệu đồng. Trồng cây dó trầm cúng phát triển mạnh, điển hình như hộ anh Thái Văn Hướng (Thôn 5) có vườn dó trầm 6.000 cây đã 18 tuổi. Giá bình quân mỗi cây từ 5 triệu đến 6 triệu đồng.

https://baodansinh.mediacdn.vn/Images/2018/09/29/ngocvuongpv/IMG_8152.JPG

Anh Thái Văn Hướng chăm sóc vườn dó trầm; (Nguồn lấy từ baodansinh.vn)

            Phong trào phát triển kinh tế vườn đồi ngày càng được nhân rộng trong xã. Với sự thông minh, cần cù chịu khó và không ngừng học hỏi của người dân nơi đây thiên nhiên cũng như nguồn nhân công lao động được khai thác một cách tối ưu nhất. Hộ gia đình không những trồng cây còn chăn nuội thêm trâu, bò, lợn, gà với mục tiêu lấy ngắn nuôi dài. Nhiều hộ gia đình tham gia liên kết trồng cây cao su với công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh. Trồng và khai thác mủ cao su tạo công ăn việc làm toàn thời gian và bán thời gian, nhận đất trồng mới, bảo vệ chăm nuôi hàng chục ha rừng nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Xã Phúc Trạch ngày càng mọc lên nhiều ngôi nhà mới, khang trang hơn. Phúc Trạch ngày nay không chỉ cung cấp bưởi Phúc Trạch thơm ngon mà còn có cam cam chanh, các giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Phát triển kinh tế vườn đồi trở thành hướng đi đúng đắn nhất giúp người dân nơi đây thoát nghèo, ổn định và cuộc sống ngày càng tốt hơn./.

 Copyright © 2024 Khoa Nông nghiệp - Môi trường  Rights Reserved.