Cây cam (Citrus.Sinensis) thuộc họ cam, quýt (Rutacee) là cây ăn quả lâu năm có thể trồng rộng khắp ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cam là cây ăn quả cung cấp nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người; Khi đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu cam ngày càng nhiều. Cây cam có thể mang lại giá trị kinh tế cao (có thể hàng tỷ đồng/ha) và nghề trồng cam đang có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển.

Ở nước ta, cây cam đã được trồng từ lâu đời. Những thập niên 70, 80 thế kỷ trước, cam được trồng nhiều ở các Nông trường, những năm gần đây đang được trồng ồ ạt ở các trang trại tư nhân khắp cả nước. Tuy nhiên, cây cam là cây tương đối khó tính, hầu hết các trang trại trồng cam hiện nay đạt năng suất, chất lượng còn rất thấp, chu kỳ kinh doanh ngắn khoảng 10 năm (nếu canh tác đúng KT có thể 50 năm), mặc dù các chủ đầu tư vốn khá cao nhưng hiệu quả kinh tế chưa tương xứng.

Năng suất, chất lượng và hiệu quả trồng cam đang luôn là bài toán khó trong các trang trại cam; vấn đề này là thách thức lớn và là cơ hội vẫn còn nguyên giá trị cho nghề trồng cam.

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân tồn tại hạn chế; để đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả trồng cam.

1. Những nguyên nhân tồn tại cơ bản

Một là chưa chú trọng đến việc làm đất;

Hai là ươm giống và mật độ trồng chưa hợp lý;

Ba là vấn đề tưới nước;

Bốn là việc bón phân;

Năm là phòng trừ sâu, bệnh và cỏ dại

Sáu là chi phí lao động cao

2. Giải pháp khắc phục

Để cây cam sinh trưởng phát triển tốt thì cây cam phải có bộ rễ khỏe nhất. Vì thế giải pháp chủ yếu là giải quyết một cách đồng bộ để tạo ra vùng dinh dưỡng đất tốt nhất cho bộ rễ cam.

Ngoài các yếu tố về pH, nước, dinh dưỡng khoáng thì vấn đề không khí trong đất là không thể thiếu. Tục ngữ trong nông nghiệp đã có câu “Hòn đất nỏ bằng giỏ phân” hay “Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân” điều đó đã nói lên việc canh tác cho đất tơi ải là rất cần thiết cho các loại cây trồng nói chung và với cây cam nói riêng (cây cam có bộ rễ đặc thù riêng).

      Giải quyết vấn đề trên nhất thiết phải làm đất kỹ, đồng thời điều chỉnh biện pháp chăm sóc (xới xáo,bón phân, tưới nước…).

 Giải pháp thứ nhất: Làm đất kỹ và lên luống cao:

            Đất trồng cam phải được cày bừa kỹ đảm bảo yêu cầu: Đủ  độ sâu trên 40 cm, (phải phá được tầng đế cày trên các loại đất đã được canh tác nhiều năm) để bộ rễ cam có điều kiện ăn sâu. Đủ độ tơi xốp để đảm bảo thành phần cơ lý đất thích hợp cho bộ rễ hoạt động tốt. Cần cày, bừa khi đất có đủ độ ẩm thích hợp, dùng máy cày công suất lớn thực hiện mỗi khâu tối thiểu 02 lần

           Cày bừa xong, lên luống từng hàng cam theo mật độ, khoảng cách, (mật độ 3mx 4m thì sẽ lên từng luống rộng 3,5m và rãnh rộng 0,5m). Dùng máy vạch hàng hoặc dùng máy múc từng rãnh đưa đất lên luống. Các rãnh này là nơi tiêu úng nước vào mùa mưa và tưới nước vào mùa khô hạn. Tùy từng loại đất mà lên luống theo độ cao phù hợp:

           Cày bừa kỹ và luống cao là giải pháp quan trọng đầu tiên, có như vậy mới tạo ra được vùng đất có độ tơi xốp được duy trì lâu dài, bộ rễ cam có thể hoạt động ở độ sâu dưới 1m và rộng nhất (VD: mật độ 3m x 4m thì vùng đất dinh dưỡng của mỗi cây cam có thể tích là 12 m3 trở lên).

           Hố trồng cam được đào trên luống theo kích cỡ phù hợp để lót phân hữu cơ và đáy hố phải nông hơn đáy rãnh từ 0,2m- 0,3m.

           Với đất đồi hoặc đất khó có nguồn nước tưới cần đào các hố để chứa nước tích trữ nước mưa. Giữa các cây trên luống tiến hành đào hố chứa nước phải sâu hơn đáy rãnh khoảng 0,3m- 0,5m để có thể hứng nước vào mùa mưa.           

Giải pháp thứ hai: Tưới và duy trì độ ẩm đất:

           Đất có độ ẩm hợp lý là đất có tỷ lệ cân đối của các thành phần trong đất như chất rắn (sét, cát, keo hữu cơ), không khí, nước. Các thành phần này được cân đối thì phải giữ cho đất luôn luôn được tơi xốp. Vì vậy, ngoài việc làm đất và lên luống cao thì cách tưới cho cam để đất không bị nén chặt là rất cần thiết.

           Tùy từng điều kiện để tưới nước cho cam, có thể bơm tưới vào hố có sẵn hoặc tưới vào rãnh hai bên luống cam. Tưới bằng cách này đất không bị nén chặt, nước được thẩm thấu đi lên luống tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển sâu và rộng.

           Ngoài ra, cần che phủ lên luống cam để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại bằng các loại rơm, rạ, vỏ trấu, lá mía hoặc màng nilon.

Giải pháp thứ ba: Bón phân cân đối và hợp lý

          Theo số liệu các nhà khoa học thống kê trung bình 1 tấn cam thì cây sẽ cần khoảng 3,2kg K2O; 0,5kg P2O5; 1,7kg N từ đất. Việc cân đối NPK, ngoài tác dụng làm tăng năng suất còn đảm bảo chất lượng cam (tăng độ ngọt và giảm độ chua).

Cách bón phân để  cho cây sử dụng hiệu quả như sau:

- Bón lót: Phân hữu cơ tối thiểu 20 kg/hố và phân N, P, K theo liều lượng ở bảng 2. Các loại phân trên trộn thêm đất mặt tơi ải cho vào hố trước khi trồng.

- Bón thúc: Phải khoan, đào các hố quanh tán cây rồi trộn các loại phân hữu cơ, vô cơ cho vào hố để bón thúc cho cam. Tùy theo tuổi cây để đào số hố và độ sâu rộng khác nhau. Các hố dùng để bón thúc cho cam cũng là các hố dùng để bơm tưới cho cam khi cần thiết. Bằng cách bón thúc này góp phần quan trọng tạo cho đất cam luôn tơi xốp.

Bón phân cho cam theo biện pháp khoan lỗ sâu theo tán cây. Bằng cách này phân bón không bị lãng phí do bị khoáng hóa bốc hơi khi gặp nắng hoặc bị rửa trôi khi gặp mưa; Đồng thời bón sâu như vậy không bị cạnh tranh bởi lớp cỏ trên đất mặt.

Ngoài ra: Cây cam hàng năm cần được bón phân và lượng phân thay đổi theo tuổi cây và lượng phân bón được khuyến cáo cho cam như ở bảng 1.

Bảng 1: Lượng phân bón cho cam theo tuổi cây

 

Ghi chú: Tài liệu của GS. Trần Thế Tục


- Thời kỳ cây con: bón lân và kali một lần vào cuối mùa mưa, phân đạm chia thành 3-4 lần để bón hoặc hoà nước tưới gốc cây.

          - Cây trên 3 tuổi và bắt đầu thu hoạch quả: Phân chia là 3 lần để bón: trước ra hoa, sau khi đậu quả và sau thu hoạch. Chia đều mỗi lần bón 1/3 lượng phân.

Phân K chia làm 2 lần để bón: bón ½ lượng K sau khi đậu quả và ½ lượng còn lại bón trước khi thu hoạch 1-2 tháng.

Phân P: Bón toàn bộ sau khi thu hoạch quả cùng với phân hữu cơ.

Dựa vào đặc điểm sinh lý và ra quả của cam quýt có thể chia thời gian sinh trưởng của cây thành 2 thời kỳ để bón phân.

Thời kỳ cam quýt được 7 tuổi: Thời kỳ này cây phát triển thân, cành là chính. Vào những năm cuối thời kỳ cây đã cho quả nhưng chỉ là những mùa quả đầu tiên, năng suất quả của cây tăng dần qua các năm. Ở thời kỳ này bón phân cho cam quýt với lượng như bảng 2.

Bảng 2: Bón phân cho cam quýt thời kỳ cây dưới 7 tuổi

 

Thời kỳ cam cho quả ổn định (sau năm thứ 7). Ở thời kỳ này năng suất của cam đi dần vào ổn định. Những thay đổi vể năng suất chịu tác động chủ yếu của các yếu tố bên ngoài (khí hậu, sâu bệnh, kỹ thuật chăm bón, v.v…).

Ở thời kỳ này, lượng phân bón được thay đổi tuỳ thuộc vào năng suất của cam quýt. Lượng phân bón được khuyến nghị như ở bảng 9.

Bảng 3: Bón phân theo sản lượng cam quýt

 

          - Bón sau thu hoạch, bón phục sức cho cây, giúp cây phân hóa mầm hoa: bón vôi + toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali.

          - Bón trước trổ hoa 6 tuần: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali.
          - Bón lúc quả lớn bằng ngón tay cái: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali.

Tuỳ theo đặc điểm đất đai ở từng vùng có thể tăng giảm lượng phân bón cho thích hợp. Cần chia phân ra bón thành nhiều lần để chống rửa trôi mất phân. Khi bón nhớ đào hố hoặc cuốc rãnh nông luân phiên chung quanh tán cây. Hàng năm nên bón bổ sung phân vi lượng cho cam quýt như Zn, Mg, Mn trong trường hợp bón ít phân chuồng.

Nhằm giảm hiện tượng rụng quả, cần dành 2/3 lượng phân để bón trước khi cây ra hoa. Thực hiện việc bón đón hoa kết hợp với phun phân bón là góp phần tích cực hạn chế rụng quả sau này.

Phân chuồng là loại phân tốt nhất cho cây cam-quýt, tuy nhiên phân chuồng tươi lại có nhiều vi sinh và mầm bệnh gây hại cho cây trồng. Để khắc phục điều này người ta thường dùng các chế phẩm để ủ nhằm tiêu độc, khử trùng cũng như tiền phân hủy để cây dễ hấp thụ hơn.

Giải pháp thứ tư: Mật độ trồng và ươm cây giống:

Trồng cam với mật độ dày hợp lý, trồng dày cây giao tán nhanh để chủ động theo thời cơ của thị trường nhanh. Tùy theo giống cam và theo điều kiện có thể trồng với mật độ từ 1000 – 2000 cây/ha (tương ứng khoảng cách cây 3,0m x 3,3m hoặc 2,5mx 2m).

Ươm cây giống:

Giải pháp ươm cây vào bầu lớn (mỗi bầu khoảng 10 - 15dm3) thay cho thời kỳ kiến thiết cơ bản vườn cây từ 1-2 năm nhằm mục đích:

- Tiết kiệm các chi phí tưới nước, bón phân, làm cỏ và các chăm sóc khác khi cam còn nhỏ ngoài lô; không phải trồng dặm do mất khoảng ngoài lô cam;

- Do được chăm sóc đặc biệt trong phạm vi hẹp (vườn ươm chiếm khoảng 5,0% diện tích lô cam) nên  cây cam ít bị chết yểu (do hạn, sâu bệnh và các tác động cơ giới khác), cây cam sinh trưởng khỏe mạnh liên tục trong vườn ươm. Khi đem bầu cam ra trồng ở lô chính tỉ lệ sống cao có thể đạt 100%  (dù điều kiện thời tiết khác nhau).

- Diện tích đất dự kiến trồng cam vẫn trồng thuần bằng các cây trồng khác trong 1 đến 2 năm (khi cam đang trong vườn ươm); còn có thời gian để chủ động quy hoạch, thiết kế lô cam lâu dài đúng kế hoạch đặt ra.

Giải pháp thứ năm: Chăm sóc cam bằng cơ giới:

Ngoài ra, việc xới xáo làm cỏ trên tầng đất mặt là cần thiết nếu cỏ phát sinh. Để chủ động làm cỏ kịp thời và tiết kiệm chi phí thì cần chủ động dùng máy mini bánh xích (08 HP) áp dụng chăm sóc cho cam. Công suất 01 máy do 01 người điều khiển có thể đạt 03-04 ha/ ngày./.

Untitled.jpg