Mùa cam đang bước vào vụ thu hoạch, hứa hẹn một vụ mùa thắng lợi cho những người nông dân miền núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

Những ngày này, mặt hàng cam tươi bắt đầu được bày bán khắp nơi trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Một món ăn được người dân Hà Tĩnh dùng để bày lên bàn thờ gia tiên những ngày dỗ chạp đồng thời là món ăn tráng miệng không thể thiếu được trong những bữa ăn gia đình. Tìm hiểu thị trường cam thông qua các thương lái mới biết được nguồn cam ở thành phố được cung cấp chủ yếu được cung cấp từ các trang trại nằm trên địa bàn Hà Tĩnh.

Đến các trang trại cam mới thấy được sự thay đổi kỳ diệu bởi bàn tay và khối óc của người dân trồng cam. Vùng trồng cam đang phát triển và ổn định là Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Thạch Hà, Can Lộc Hà tĩnh cung cấp cam trong và ngoài tỉnh từ tháng 9 âm lịch đến hết tết nguyên đán hàng năm.

Huyện Hương Sơn có khoảng 2000ha cam, đặc biệt là Sơn Mai, Sơn Thuỷ, Sơn Trường... có lợi thế về đất vườn đồi. Với thương hiệu nổi tiếng “cam bù Hương Sơn”. Vụ thu hoạch vào đúng dịp tết nguyên đán, giá dao động từ 100 đến 150 nghìn đồng/1kg. Quả chính vàng đỏ, bắt mắt, vỏ mềm dễ bóc, múi mọng nước và có mùi thơm đặc trưng. Khi còn quả xanh các thương lái đã lên trang trại đặt để có nguồn hàng ổn định cung cấp trước dịp tết cổ truyền.

(Cây cam bù tháng 10giai đoạn quả nhỏ được bọc trong túi ni lông)

 

Vùng cam non trẻ như huyện Lộc Hà cũng đang ngày càng khởi sắc. Với diện tích trồng cam 397ha trên 650ha tổng diện tích trồng cây ăn quả toàn huyện. Để đạt được kết quả này là có sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện Can Lộc trong việc thực hiện chiến lược vùng cam Thượng Lộc, cụ thể: Năm 2020 có 400 ha cam nhằm phục hồi, lưu trữ, bảo tồn và phát triển các giống cam chanh đặc trưng của vùng.

(Cây cam chanh giai đoạn thu hoạch )

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn rau quả sạch đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Các hộ trồng cam trong tỉnh đã đầu tư xây dựng mô hình trồng cam VietGAP. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 30ha cam được áp dụng trồng theo mô hình này ở các huyện Vũ Quang, Hương Khế và Thạch Hà.

Toàn bộ quy trình trồng, chăm sóc, chế biến và đóng gói sản phẩm theo quy định của Bộ NN&PTNT và được hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn kỹ thuật nhằm đáp ứng tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm. Năng suất cam của các mô hình này đạt gần 25 tấn/ha. Giá bán thời điểm này chỉ được 35.000 - 40.000 đồng/kg, nhưng đến giai đoạn gần tết cổ truyền giá có thể tăng. Ước tính, doanh thu 300 triệu/ha.

Phát triển kinh tế hộ bằng trồng cam đang phát triển mạnh mẽ tại các vùng đất đồi núi. Chính sách của tỉnh, huyện là động lực cho người nông dân không ngừng sản xuất, nghiên cứu nhằm tạo ra sản phẩm cam ngọt đặc trưng, mẫu mã đẹp, sạch để cung cấp ra thị trường vừa tạo công ăn việc làm cho gia đình và tiến xa hơn là làm giàu từ trồng cam. Tuy nhiên để nguồn đầu ra ổn định các khu vực trồng cam trong tỉnh cần liên kết với nhau tạo thành hiệp hội để hỗ trợ nhau trong sản xuất, tránh sự ép giá của thương lái, đăng ký thương hiệu cam cho từng vùng.