Năm 2020 xã Kỳ Thượng trồng mới 4 ha chè vụ đông, thu hái 610 tấn chè búp, tăng 30 tấn so với 2019, doanh thu 4.239.000.000 đồng. Kết quả đạt được là nhờ sự vào cuộc của chính quyền địa phương, người dân và hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức vào việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, theo chuổi giá trị.

 

(Mô hình trồng chè VietGap tại xã Kỳ Thượng)

 

Theo chị Nguyễn Thị Hoan xóm Tân Tiến cho biết “Việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho năng suất chè cao hơn, lại tiết kiệm được chi phí về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Bằng cách tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ… để ủ thành phân vi sinh bón cho cây trồng, môi trường cũng đảm bảo hơn nên gia đình tôi yên tâm sản xuất. Mỗi 1 ha chè, mỗi tháng, các hộ trồng chè của thôn cũng thu từ 5-6 triệu đồng”.

Cũng theo lãnh đạo xã, từ  2014 đến nay với sự hỗ trợ của dự án phát triển nông nghiệp, chè ở Kỳ Thượng được xây dựng mô hình “Chuỗi sản phẩm chè”. Các hỗ trợ hướng tới sản xuất chè theo các quy trình chứng nhận phù hợp thị trường. Mục đích là giữ thị phần ở các thị trường truyền thống (Pakistan, Apghanistan) và tìm chỗ đứng ở trong nước và các thị trường khó tính (Đài Loan, EU), nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

 
   

 

 

    (Mô hình trồng chè VietGap tại xã Kỳ Thượng)

 

Cũng theo chi Hoan thì việc áp dụng sản xuất chè công nghiệp theo mô hình “chuổi giá trị”, sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap thì lợi nhuận trồng chè tăng 527 ngàn đồng/sào/vụ, năng suất chè tươi tăng 100 kg/sào/vụ, chi phí sản xuất giảm 77 ngàn đồng/sào/vụ, giá bán chè tươi tăng 450 đồng/kg.

Như vậy, kết quả cho thấy sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, liên kết chuổi giá trị ở xã Kỳ Thượng đã có hiệu quả kinh tế khá cao, thường xuyên, cải thiện đời sống người dân địa phương, góp phần ổn định kinh tế xã hội vùng miền núi phí tây của huyện Kỳ Anh.