ĐẶT VẤN ĐỀ

Lúa là sản phẩm cây trồng chủ lực của Hà Tĩnh, các giống lúa sản xuất chủ yếu là giống cho năng suất cao, nhưng chất lượng gạo còn thấp, các giống lúa có chất lượng cao chiếm tỷ lệ thấp; Đặc biệt giống lúa có hàm lượng dinh dưỡng cao chưa được sản xuất, thiếu hụt nhu cầu ngày càng nhiều của người sữ dụng.

Gạo cẩm có thành phần dinh dưỡng cao, so với các loại gạo khác, gạo cẩm có hàm lượng protein cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20%. Không chỉ thế, nó còn chứa tới 8 loại axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết...

Ở Việt Nam lúa cẩm đã được gieo trồng ở một số tỉnh và được sử dụng vào chế biến rượu. Các giống lúa cẩm này thường cao cây năng suất thấp, chỉ trồng một vụ một năm. Hiện nay, nhu cầu về dinh dưỡng lúa đen, trong đó có lúa cẩm có vai trò rất lớn trên thế giới và trong nước. Nhiều nước trồng lúa trên thế giới đặc biệt là các nước châu Á, thường xảy ra bệnh thiếu sắt trong máu (IDA - Iron deficiency anaemia), bệnh thiếu vitamin A gây chứng mù mắt ở trẻ em; các bệnh tim mạch, các cơn đau tim đột quỵ. Các chất phytochemical trong gạo cẩm cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể.

   Công tác nghiên cứu tuyển chọn các giống lúa cẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao (Fe, Ca, Vitamin B1, omega 3, omega 6, omega 9) và nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để khai thác tiềm năng năng suất và chất lượng, chế biến sản phẩm từ các giống lúa cẩm phục vụ tiêu dùng, nân cao sức khỏe cộng đồng còn chưa được quan tâm đúng mức. Để đáp ứng nhu cầu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá một số giống lúa cẩm dinh dưỡng cao ở Hà Tĩnh”.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Vật liệu nghiên cứu

 Thí nghiệm gồm 10 giống, TC5, TC2, TC3, TC6, TC9, HV5, BTL, NC TP và ĐH6 do Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm, Trung tâm Tài nguyên thực vật :- Viện KHNN Việt Nam và Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam cung cấp, (giống đối chứng BT7).

2. Nội dung nghiên cứu

            -  Đánh giá một số giống lúa cẩm dinh dưỡng cao vụ Xuân (X) và vụ Hè thu (HT) năm 2019 và 2019 ở một số địa phương của Hà Tĩnh.

- Đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng các giống lúa giống lúa cẩm dinh dưỡng cao được tuyển chọn trong vụ Xuân và vụ HT năm 2019 tại Hà Tĩnh.

             3. Phương pháp nghiên cứu:

Thí nghiệm được tiến hành trong 2 năm 2019 và 2019, được bố trí trên đất trồng lúa có thành phần cơ giới trung bình, tại các địa điểm: xã Cẩm Thăng, Cẩm Vịnh huyện Cẩm Xuyên và xã Nam Hương, huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCB (Randommized Complete Block Design), 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 10 m2 (5 m x 2 m), khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 10 cm và giữa các lần nhắc là 30 cm.

Các chỉ tiêu nghiên cứu:

- Các đặc điểm nông học: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều dài lá đòng, số nhánh hữu hiệu/khóm, độ thuần đồng ruộng, độ cứng cây, độ thoát cổ bông, số bông/m2, tổng số hạt/bông, tỷ lệ hạt lép/bông, khối lượng 1.000 hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế.

- Mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại chính: sâu cuốn lá, rầy nâu, đạo ôn, khô vằn, bạc lá và khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của các giống.

- Đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng các giống lúa mới được tuyển chọn theo Tiêu chuẩn ngành về quy phạm Thử nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống lúa 01-55 : 2011/QCVN:

+ Đánh giá tính ổn định, tính thích nghi của các giống lúa thí nghiệm theo Eberhart S.A và Russel W.A.

            - Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng theo quy phạm khảo nghiệm giống lúa của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Số liệu được xữ lý trên phần mềm Excel, IRRISTAT 5.0, phân tích phương sai, phân tích tương quan.

II.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  1. Tính chất lý hóa của đất tại các điểm thí nghiệm,
Bảng 1. Tính chất hoá học của đất tại các địa điểm thí nghiệm:

Địa điểm

pH

KCl

%

mg/100gđất

me/100g đất

OM

N

P2O5

K2O

P2O5

K2O

Ca++

Mg++

CEC

Nam Hương – Thạch Hà

5,9

3.72

0.188

0.195

0.530

4.38

12,25

6.05

2.18

12.75

Cẩm Vịnh- Cẩm Xuyên

5,6

3.13

0.191

0.206

0.480

4.09

13.10

5.15

1.89

12.15

Cẩm Thăng  - C.Xuyên

5,8

3.69

0.202

0.196

0.521

4.19

12.55

5.92

2.38

13.03

 

            Nguồn: Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 2019.

Số liệu ở bảng 1 cho thấy, đất có độ pH ở mức trung bình thấp (pH: 5,6 - 5,9), hàm lượng hữu cơ và đạm trung bình, lân và Kali tổng số cũng như dễ tiêu trung bình đến thấp, cation trao đổi Ca++ trung bình, Mg++ thấp, dung tích hấp thu trung bình. Các mẫu đất tại Cẩm Vịnh và Cẩm Thăng huyện Cẩm Xuyên; Nam Hương, Thạch Hà - Hà Tĩnh có độ phì của đất ở mức trung bình, thích hợp với đất trồng lúa.

2.Một số yếu tố thời tiết trong vụ Xuân và vụ HT năm 2019
Bảng 2. Một số yếu tố thời tiết trong vụ Xuân và vụ XH năm 2019 và 2019

Tháng

Nhiệt độ ( 0C)

Độ ẩm trung bình (%)

Mưa (mm)

Số giờ nắng (giờ)

TB

Max

Min

 

2019

2019

2019

2019

2019

2019

2019

2019

2019

2019

2019

2019

1

19.5

19.3

26,7

27,3

12,4

13,5

88,0

85,0

147,5

145,5

88

96

2

21.3

21.6

29,7

29,7

13,0

14,2

90,0

91,0

110,9

111,3

93

95

3

24.7

25.1

33,6

33,6

15,9

16,5

90,0

91,5

74,7

79,2

121

128

4

27.7

28.2

35,8

35,8

19,6

19,4

87,0

89,3

65,6

67,6

164

155

5

29.8

30.2

36,8

36,8

22,8

22,9

82,7

83,6

154,7

145,0

222

216

6

31.5

32.4

38,6

38,6

24,4

25,3

78,4

77,8

88,5

85,6

235

233

7

33.7

34.1

40,6

40,6

26,8

27,1

78,3

77,5

98,2

99,2

235

239

8

32.4

33.2

39,6

39,6

25,3

25,5

78,5

79,5

88,8

106,2

235

242

 

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn - Hà Tĩnh)                            

Thời tiết vụ Xuân và Hè thu 2019 diễn biến phức tạp, trong tháng 2 không khí lạnh tăng cường gây ra nhiều đợt rét đậm, rét hại làm cho các giống lúa sinh trưởng phát triển chậm. Giữa tháng 3 đến cuối tháng 4 nhiệt độ tăng dần thuận lợi cho sinh trưởng của các giống, ngoài ra có kèm theo những đợt gió mùa lạnh và mưa nhiều, thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại. Tháng 5 và tháng 6 nhiều đợt nắng nóng kéo dài, kèm theo gió phơn Tây Nam làm ảnh hưởng đến năng suất của các giống.

Thời tiết vụ Xuân và Hè thu  2019, nhiệt độ trung bình của các tháng cao hơn năm 2019. Đầu vụ Xuân thời tiết ẩm hơn nên lúa sinh trưởng phát triển tốt, tháng 3 có nhiều đợt gió mùa lạnh và mưa nhiều, sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh, đặc biệt là bệnh đạo ôn phát triển gây hại trên diện rộng. Vụ Hè thu thời tiết nắng nóng nhưng ở mức các giống vẫn sinh trưởng phát triển tốt.

  1. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống:

Bảng 3. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống thí nghiệm

    Chỉ tiêu

 

Giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Dài lá
đòng (cm)

Dài bông
(cm)

Số nhánh hữu hiệu/khóm

Cao cây
(cm)

X

HT

X

HT

X

HT

X

HT

X

HT

TP1

129

102

26,9

26,2

25,8

24,9

5,6

5,3

103,9

106,3

TC5

136

115

27,5

27,3

25,8

25,6

5,7

5,5

102,3

101,5

TC2

128

105

26,6

27,3

24,5

24,4

5,4

5,1

99,6

98,8

TC3

130

106

25,6

27,3

25,0

25,6

5,3

5,4

99,8

98,5

TC6

126

99

26,1

27,1

25,6

25,2

5,5

5,3

101,3

100,2

TC9

128

102

26,4

27,5

25,3

25,5

5,5

5,2

100,1

100,9

HV5

127

98

27,9

26,9

25,8

25,4

5,6

5,3

103,0

99,3

BTL

135

108

27,9

28,4

26,5

26,3

5,8

5,5

101,8

102,7

ĐH6

126

97

28,7

27,7

26,9

26,0

5,6

5,5

105,5

103,9

BT7(đc)

128

98

26,5

27,1

25,3

25,2

5,3

5,2

100,5

101,3

 

            Kết quả bảng 3 cho thấy:

- Về thời gian sinh trưởng (TGST): vụ Xuân các giống có thời gian sinh trưởng từ 126 ngày (ĐH6, TC6) - 136 ngày (TC5), vụ Hè thu các giống có TGST trung bình từ 97 ngày (ĐH6) - 115 ngày (TC5), trong đó các giống có TGST ngắn nhất đó là: ĐH6, HV5 và TC6.

- Chiều cao cây (CCC): Vụ Xuân các giống có CCC trung bình từ 99,6 cm (TC2) - 103,9 cm (DT100), vụ Hè thu  các giống có CCC trung bình từ: 98,5 cm (TC3) - 106,3 cm (TP1), trong đó các giống: TP1, TC5 và ĐH6 có CCC cao nhất.

- Số nhánh hữu hiệu (SNHH): Vụ Xuân các giống có SNHH trung bình từ 5,3 nhánh (TC3) - 5,8 nhánh (BTL), vụ Hè thu  các giống có SNHH trung bình từ 5,2 - 5,7 nhánh, đặc biệt các giống: TP1, TC5, TC2, và BTL có SNHH cao nhất.

4. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu của các giống:

Bảng 4. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu của các giống

    Chỉ   tiêu

 

Giống

Đạo ôn

Khô vằn

Rầy nâu

Sâu đ.thân

Chống đỗ

Chịu nóng

X

HT

X

HT

X

HT

X

HT

X

HT

X

HT

TP1

3

1

1-3

0-1

1-3

0-1

3

0-1

1-5

0-1

1

1-3

TC5

1-3

1

1-3

3

1-3

1-3

1-3

3

1-5

1-5

1-3

3

TC2

 1-3

0-1

1-3

1-3

1-3

1-3

1-3

3

1

1

0-1

1

TC3

2

1-3

1-3

1-3

3

0-1

0-1

1-3

1-5

1

1

1-3

TC6

2

1-3

1-3

1-3

1-3

1-3

1-3

1-3

1

1-5

1-3

1

TC9

2

0-1

1-3

1

0-1

0-1

1-3

0-1

1-5

1

1

1-3

HV5

2

3

0-1

3

1-3

1-3

1-3

3

1-5

1-5

1-3

3

BTL

0-1

1- 3

1

1-3

0-1

1-3

0-1

1-3

1

1

0-1

1-3

ĐH6

2

1

1

1

0-1

0-1

3

3

1

1-5

1-3

1-3

BT7(đc)

3

3

3

1-3

1-3

1-3

1-3

1-3

1-5

1-5

1-3

3

 

     P/S. Theo dõi trong điều kiện đồng ruộng có sử dụng thuốc BVTV.

Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của các giống, kết quả ở bảng 4, cho thấy: 

- Mức độ nhiễm sâu bệnh: vụ Xuân và Hè thu các giống lúa mới đều có mức độ nhiễm sâu bệnh ở mức thấp - trung bình:điểm 0 - 1 và điểm 1 - 3, trong đó các giống có khả năng kháng sâu bệnh tốt nhất đó là: TP1, TC5, TC2 và TC9

- Khả năng chống đỗ: vụ Xuân khả năng chống đổ của các giống dao động từ điểm 0 - 1 và từ 1 - 5, vụ Hè thu dao động từ điểm 0 - 1 và từ 1 - 5, trong đó các giống có khả năng chổng đổ tốt nhất đó là TC2 (điểm 0 - 1), TC6 và ĐH6 (điểm 1), các giống còn lại từ điểm 1 - 5.

- Khả năng chịu nóng: vụ Xuân các giống lúa thí nghiệm đều có khả năng chịu nóng khá từ điểm 0 - 1 và điểm 1 - 3, vụ Hè thu  các giống lúa thí nghiệm đều có khả năng chịu nóng từ điểm 1-3 và diểm 3, trong đó các giống có khả năng chịu nóng tốt nhất vụ Xuân và Hè thu đó là: TP1, TC2, TC6, TC9, và BTL.

5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống

Bảng 5. các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm

    Chỉ   tiêu

 

Giống

Số bông
 /m2

Số hạt
/bông

Số hạt chắc/bông

KL 1000
 hạt (g)

NSLT
(tạ/ha)

NSTT
(tạ/ha)

HT

X

HT

X

HT

X

HT

X

HT

X

HT

X

 

TP1

315

319

127

126

105

109

22,8

22,9

75,41

79,63

56,65

59,80

TC5

303

306

121

125

102

105

23,1

23,2

71,39

74,54

53,24

55,60

TC2

305

311

125

128

97

101

22,8

23,1

67,45

72,56

50,35

53,42

TC3

301

305

121

125

98

102

23,0

23,2

67,85

72,18

49,50

52,65

TC6

309

312

123

126

101

105

22,9

23,1

71,47

75,68

50,55

54,45

TC9

306

308

121

125

99

103

22,5

22,8

68,16

72,33

49,78

54,16

HV5

305

3182

123

127

101

107

22,8

22,9

70,24

77,92

55,20

59,35

BTL

309

313

122

128

98

105

23,2

23,3

72,07

76,58

49,90

53,55

ĐH6

305

309

125

128

97

101

22,8

23,1

67,45

72,09

50,25

54,21

BT7(đc)

311

315

122

125

99

103

22,8

23,1

70,20

74,95

52,66

56,40

 

Kết quả bảng 5 cho thấy:

- Khối lượng 1000 hạt: Vụ Xuân các giống có KL1000 hạt trung bình từ 22,8 g (TC9) - 23.3 (BTL), vụ Hè thu  KL1000 hạt trung bình của các giống từ 22,5 g (TC9) - 23.2 (BTL), các giống đều có KL1000 hạt ở mức nhỏ -trung bình.

- Năng suất lý thuyết (NSLT): Vụ Xuân các giống có NSLT trung bình từ  từ 72,09 tạ/ha (ĐH6) -79,63 tạ/ha (TP1), vụ Hè thu  NSLT của các giống dao động từ 67,45 tạ/ha (ĐH6) – 75,41 tạ/ha (TP1), trong đó các giống có NSLT cao nhất đó là: TP1, HV5, BTL, TC6 va TC5.

            - Năng suất thực thu (NSTT): Vụ Xuân các giống có NSTT trung bình từ 52,65 tạ/ha (TC3) - 59,8 tạ/ha (TP1), vụ Hè thu  NSTT trung bình của các giống thí nghiệm dao động từ 49,5 tạ/ha (TC3) - 56,65 tạ/ha (TP1), trong đó các giống có NSTT cao nhất đó là TP1, HV5, TC5 và BT7.

6. Chỉ số ổn định và chỉ số thích nghi của các giống thử nghiệm vụ Xuân 2019 tại Hà Tĩnh

Bảng 6a. Chỉ số ổn định và chỉ số thích nghi của các giống thử nghiệm vụ Xuân 2019 tại Hà Tĩnh

TT

Giống

NSTB

(tạ/ha)

bi

Sb

Ttn

P

S2di

Phương trình hồi quy

1

TP1

59,80

1,25

0,82

2,16

0,92

0,05

Y=59,80+2,65X

2

TC5

55,60

0,45

0,67

1,24

0,83

0,03

Y=55,60+0,45X

3

TC2

53,42

0,96

0,41

0,41

0,64

0,01

Y= 53,42+0,96X

4

TC3

52,65

0,91

0,07

0,07

0,53

2,02

Y=52,653+0,91X

5

TC6

54,45

1,05

0,51

0,51

0,67

0,02

Y=54,45+1,15X

6

TC9

54,16

  1,03

0,43

0,43

0,65

0,06

Y=54,16-0,23X

7

HV5

59,35

1,38

0,13

0,13

0,55

0,05

Y=59,35+1,18X

8

BTL

53,55

0,56

0,39

0,39

0,64

1,03

Y=53,55+0,56X

9

ĐH6

54,21

1,72

0,41

0,41

0,64

0,51

Y=54,21+1,32X

10

BT7(đc)

56,40

1,16

1,30

1,30

0,84

0,21

Y=56,4+2,16

Giá trị Ttn = (b[i] - 1)/Sb

Chỉ số ổn định của các giống thử nghiệm tại Hà Tĩnh Trong vụ Xuân 2019, các giống thử nghiệm đều có độ ổn định về NSTT tốt, chỉ số S2di của các giống thấp biến động từ 0,01 (TC2) – 2,02 (TC3). Các giống có độ ổn định cao nhất đó là TC2 (0,01), TC6, TC5 và TC9, giống kém ổn định nhất là TC3 (2,02). Trong vụ Hè thu chỉ số S2di của các giống biến động từ 0,03 (TC2) – 1,86(TC3), các giống lúa cẩm đều có chỉ số ổn định tốt, đặc biệt các giống TC2, TC6, TP1 và TC9 có chỉ số ổn định tốt nhất (từ 0,03- 0,16)

Bảng 6b. Chỉ số ổn định và chỉ số thích nghi của các giống thử nghiệm vụ Hè thu 2019 tại Hà Tĩnh

TT

Giống

NSTB

(tạ/ha)

bi

Sb

Ttn

P

S2di

Phương trình hồi quy

1

TP1

56,65

0,65

0,29

0,46

0,66

0,09

Y= 56,65 + 0,09X

2

TC5

53,24

0,93

1,60

3,79

0,97

0,03

Y= 53,24 + 0,50

3

TC2

50,35

0,95

0,5

3,08

0,96

0,05

Y= 50,35 + 0,03X

4

TC3

49,50

0,56

2,91

0,12

0,54

1,86

Y= 49,50 + 0,30X

5

TC6

50,55

1,05

1,54

0,30

0,61

0,06

Y= 50,55+ 0,06X

6

TC9

49,78

0,91

2,47

0,53

0,68

0,16

Y= 49,78 + 0,15X

7

HV5

55,20

1,95

0,91

0,10

0,54

1,31

Y= 55,20+ 1,31X

8

BTL

49,90

1,14

1,30

3,14

0,96

1,28

Y= 49,90 + 1,28X

9

ĐH6

50,25

2,12

-0,55

3,08

0,96

0,09

Y= 0,25 + 1,16X

10

BT7(đc)

52,66

1,32

1,25

1,66

0,88

0,23

Y= 52,66 + 0,23X

 Giá trị Ttn = (b[i] - 1)/Sb

Các giống thử nghiệm tại Hà Tĩnh trong vụ Xuân 2019, đều có chỉ số thích nghi cao, Giống có khả năng thích nghi rộng nhất đó là TC2(bi = 0,95); TC5(0,93); TC6(1,05) và TC9 (0,91) cao hơn đối chứng BT7 (bi =1,32). Trong vụ HT chỉ số thích nghi của các giống biến động từ 0,65(TP1) – 2,12(ĐH6), trong đó các giống có khả năng thích nghi tốt nhất đó là: TC2(bi = 0,95); TC5(0,93); TC6 (1,05) và TC9 (0,91), đối chứng BT7 (bi =1,32).

            7.  Đánh giá giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế của các giống thử nghiệm.

            7.1. Chất lượng gạo các giống triển vọng trong vụ Xuân và HT 2019

Bảng 7a. Chất lượng xay xát các giống thử nghiệm vụ Xuân và HT 2019

Tm\

Tên giống

Tỷ lệ gạo lật (%)

Tỷ lệ gạo xát (%)

Tỷ lệ hạt nguyên (%)

Kích thước hạt

Dài hạt

(mm)

Rộng hạt (mm)

D/R

Phân loại

1

TP1

78,6 5

68,15

67,65

6,12

2,16

2,83

TB

2

TC5

77,80

67,20

66,70

6,30

2,10

3,00

Dài

3

TC2

76,75

68,15

67,05

6,41

2,14

3,00

Dài

4

TC3

75,50

66,60

62,60

6,26

2,09

3,00

Dài

5

TC6

77,45

67,60

67,25

7,39

1,76

4,20

Dài

6

TC9

76,50

66,75

66,15

6,45

2,2

2,93

TB

7

HV5

78,35

67,30

42,55

6,6

2,4

2,75

TB

8

BTL

79,65

68,20

6583,06

6,7

2,11

3,18

Dài

9

ĐH6

77,25

67,15

79,90

6,0

2,85

2,11

tròn

10

BT7(đc)

76,50

66,50

79,65

5,8

3,15

1,84

TB

            Kết quả ở bảng 7a và 7b, cho thấy, các giống lúa được tuyển chọn đều có các chỉ tiêu về chất lượng và dinh dưỡng gạo như tỷ lệ: gạo xát, gạo lật, tỷ lệ gạo nguyên, chiều dài hạt, hàm lượng Protein, Amyloza đều cao hơn và bằng đối chứng BT7. Đặc biệt các giống có hàm lượng Protein cao là TC5(8,75%); TC2 và HV5 (8,35%); chiều dài hạt gạo lứt thuộc nhóm TB và dài. Các giống có hàm lượng Amilose trung bình (24,93 - 15,01%), (giống đối chứng HT1 16,46%), có nhiệt hóa hồ ở mức TB.

Bảng 7b. Chất lượng gạo các giống thử nghiệm vụ Xuân và Hè thu 2019

TT

Tên giống

Protein

(% CK)

Amyloza

(% CK)

Fe

(% CK

Omega3 (% CK) 

Omega6 (% CK)

Tỷ lệ bạc bụng (%)

Nhiệt hóa hồ

Mùi thơm

(điểm)

1

TP1

7,97

24,93

2,55

3,73

2,65

62,80

Thấp

3

2

TC5

7,95

16,94

5,55

4,81

4,20

62,72

TB

3

3

TC2

8,15

16,34

5,05

4,90

4,32

16,03

TB

1

4

TC3

8,16

21,29

4,95

4,51

4,10

65,03

TB

3

5

TC6

8,35

17,30

5,70

4,91

4,45

100

TB

3

6

TC9

-

-

45,30

4,81

4,15

-

TB

3

7

HV5

8,75

15,01

2,55

2,65

4,20

61,60

Cao

3

8

BTL

8,10

15,10

3,18

2,71

4,20

-

TB

-

9

ĐH6

8,35

18,68

4,85

3,76

4,20

100,00

TB

-

10

BT7(đc)

8,10

18,37

1,90

1,05

1,85

100,00

TB

-

 
 
 
 
 
 
 

        (Phân tích tại Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng & phân bón QG)

7.2. Đánh giá năng suất thực tế và hiệu quả kinh tế của các giống

Năng suất thực tế và hiệu quả kinh tế của các giống trong vụ sản xuất Xuân và Hè thu 2019 kết quả ở bảng 8, cho thấy

Bảng 8. Năng suất và hiệu quả kinh tế của các giống trong năm 2019

TT

Tên
giống

NSTT (tạ/ha)

Giá thóc
(đồng/kg)

Tiền (triệu đồng/ha)

So với đ/c (%)

Xuân

Hè Thu

TB

So với đ/c (%)

1

TP1

56,65

59,80

58,23

106,78

7.500

43,67

114,42

2

TC5

51,24

55,60

53,42

98,00

8.500

45,41

118,96

3

TC2

50,35

53,42

51,89

95,15

8.500,

44,11

115,55

4

TC3

49,50

52,65

51,08

93,66

8.300

42,40

111,07

5

TC6

50,55

54,45

52,50

96,28

8.500

44,63

116,91

6

TC9

49,78

54,16

51,97

95,31

8.500

44,17

115,73

7

HV5

55,20

59,35

57,28

105,03

7.500

42,96

112,55

8

BTL

49,90

53,55

51,73

94,86

7.800

40,35

105,71

9

ĐH6

50,25

54,21

52,23

95,78

7.500

39,17

102,63

10

BT7(đc)

52,66

56,40

54,53

100,00

7.000

38,17

100,00

CV(%)

3,3

3,5

 

 

 

 

 

LSD(0,05)

3,05

3,16

 

 

 

 

 

 

Năng suất và hiệu quả kinh tế của các giống trong vụ sản xuất Xuân và HT 2019, biến động từ 53,55 tạ/ha (BTL) – 59,8 tạ/ha (TP1) so với đối chứng BT7 (54,53 tạ/ha), vụ Hè thu  biến động từ 49,9 tạ/ha (BTL) – 56,65 tạ/ha (TP1). Giống TP1 Cho NSTT cao nhất ở 2 vụ Xuân và HT, cao hơn giống (HT1) 6,78%. Về hiệu quả kinh tế, các giống cho thu nhập cao hơn giống đối chứng HT1 từ 2,63 (ĐH6) – 18,96% (TC5), trong đó các giống cho hiệu quả kinh tế cao nhất đó là các giống TC5, TC2,  TC6 và TC9.   

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận:

1. Đánh giá các giống lúa cẩm dinh dưỡng cao tại Hà Tĩnh đã tuyển chọn được 4 giống: TC5, TC2, TC6 và TC9 có triển vọng nhất, có thời gian sinh trưởng ngắn từ 120 - 135 ngày trong vụ Xuân và 100 - 115 ngày trong vụ Hè Thu, cho năng suất đạt từ 51,89 tạ/ha (TC2) – 53,42 tạ/hha (TC5) so với giống đối chứng BT7(54,53 tạ/ha), mức nhiễm sâu bệnh thấp, chống chịu với điều kiện bất lợi tốt.

2. Các giống được tuyển chọn có chỉ số ổn định (S2di) tốt gần như đối chứng BT7, trong vụ Xuân các giống thử nghiệm đều có độ ổn định về năng suất tốt, trong đó có độ ổn định cao nhất đó là TC2 (0,02), TC6, TC5 và TC9; trong vụ Hè thu các giống lúa thí nghiệm đều có chỉ số ổn định tốt, trong đó các giống TC5, TC6,ĐH6 và TC9 có chỉ số ổn định tốt nhất (từ 0,03- 0,16).

- Chỉ số thích nghi (bi) của các giống trong vụ Xuân, giống có khả năng thích nghi rộng nhất đó là TC2(bi = 0,95); TC3(0,91); HV5(1,18) và TC6 (1,05) cao hơn đối chứng BT7 (bi =2,16); trong vụ HT các giống có khả năng thích nghi tốt nhất đó là: TC2 (bi = 0,95); HV3(0,95) và TC6 (0,93).

3. Đánh giá giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế các giống lúa cẩm tại Hà Tĩnh, đã tuyển chọn được 2 giống lúa TC5 và TC6, cho năng suất đạt 52,5 -53,42 tạ/ha; Chất lượng gạo các giống tuyển chọn có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng Fe, Ca, Omega 3, Omega 6, omega 9 cao; Cho hiệu quả kinh tế cao hơn BT7 lần lượt là: 16,91 -18,96%.

2. Đề nghị:

1.  Tiếp tục khảo nghiệm đánh giá 2 giống lúa TC5 và TC9 trên nhiều vùng sinh thái khác nhau của Hà Tĩnh, nhằm chọn được giống tốt nhất để phục vụ nhu cầu sản xuất và thị trường.

            2. Cần hỗ trợ bà con nông dân và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất 02 giống lúa cẩm trong cả vụ Xuân và Hè Thu nhằm mục tiêu xây dựng mô hình chuỗi sản xuất lúa cẩm dinh dưỡng cao tại HÀ Tĩnh.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Thị Mai Hạnh và Võ Công Thành (2010), “Tạo dòng lúa thơm kháng rầy nâu, có năng suất cao và phẩm chất tốt”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 16b, tr. 240-250.
  2. Nguyễn Như Hà (2005), Bài giảng cao học, Chương 3 xác định lượng phân bón cho cây trồng và tính toán kinh tế trong sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  3. Nguyễn văn Hoan (1999),  Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh các giống lúa chuyên mùa chất lượng cao, NXBNông nghiệp, Hà Nội, 1999.
  4. Đổ Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Đồng, Phạm Quang duy, Lê Thị Thu, Đổ Năng Vịnh. (2008), “Xác định nhanh chóng và chính xác gen kiểm soát tính trạng mùi thơm (fgr) ở lúa bằng tổ hợp mùi đặc hiệu”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 8, tr. 3-5.
  5. Quan Thị Ái Liên, Nguyễn Thị Ngọc Hân và Võ Công Thành (2010), “Lai tạo và tuyển chọn dòng nếp thơm ngắn ngày, phẩm chất tốt từ tổ hợp lai nếp CK2003 x TP5”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 16a, tr. 167-177.
  6. Nguyễn Văn Luật (2008), “Lúa thơm đặc sản Việt Nam trong tập đoàn giống lúa bản địa”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 3, tr. 3-6.
  7. Lâm Xuân Thái, Lê Vĩnh Thảo (2008), Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm HT9 Tạp chí Bảo vệ thực vật, Viện Bảo vệ thực vật.
  8. Lâm Xuân Thái (2011), Nghiên cứu mở rộng một số giống lúa chất lượng cao tại Hà Tĩnh, chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi số tháng 12 năm 2011, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  9. Lâm Xuân Thai, (2015), Nghiên cứu xác định một số giống lúa có năng suất, chất lượng cao tại Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hà Tĩnh; Số 6/2015; Trang 67 – 76.
  10. Lâm Xuân Thái (2019), Đánh giá một số giống lúa Mới đề xuất vào cơ cấu giống lúa ở Hà Tinh, chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi số tháng 10 năm 2019, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  11. Lâm Xuân Thái, Lê Vĩnh Thảo (2011), Nghiên cứu mở rộng một số giống lúa thơm tại Quảng Trị, Số 41, Tạp chí Kinh tế Sinh thái, Viện kinh tế sinh thái.